Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.
- Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
- Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.
- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.
+ Lập kế hoạch thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch
+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.
1 - GV: hình ảnh liên quan đến bài học, dụng cụ và hóa chất thực hiện thí nghiệm, giáo án, máy chiếu.
2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên những vật thể mà thành phần của chúng có hai hoặc nhiều chất trộn lẫn với nhau?
- HS ghi kết quả vào mẩu giấy, lần lượt xung phong trả lời.
- GV ghi kết quả thu thập từ một số HS lên bảng, khuyến khích HS đưa ra thêm các chất trong hỗn hợp.
- GV đặt vấn đề: Các vật thể tạo nên từ hai hoặc nhiều chất, ta nói chúng là hỗn hợp. Vậy hỗn hợp là gì, có những loại hỗn hợp nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học – Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi: + Thế nào là hỗn hợp, chất tinh khiết? + Nước muối sinh lí, bột canh là chất tinh khiết hay là hỗn hợp. Chỉ ra các thành phần nếu là hỗn hợp. Lấy các ví dụ khác về hỗn hợp? + Nếu loại bỏ chất sodium chloride ra khỏi nước muối sinh lí ta được nước có phải chất tinh khiết không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hình thành nhóm, cùng trao đổi và tìm ra câu trả lời - GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình hoặt động nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận. - Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | I. Hỗn hợp, chất tinh khiết - Khái niệm: + Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. + Chất không lẫn chất nào được gọi là chất tinh khiết. - Nước muối và bột canh là hỗn hợp. Trong nước muối sinh lí có hai chất thành là sodium chloride và nước; trong bột canh có nhiều chất thành phần như muối, đường,... - Khi loại bỏ sodium chloride ra khỏi nước muối sinh lí ta được chất tinh khiết là nước. Kết luận: + Hai hoặc nhiều chất thành phần trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. + Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó. + Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác. |
Hoạt động 2: Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng hình 10.2, hình 10.3 SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào đặc điểm nào người ta nói nước muối là hỗn hợp đồng nhất, dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất? Bột canh là hỗn hợp đồng nhất hay hỗn hợp không đồng nhất? + Em hãy lấy thêm một số ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận cặp đôi, cùng trao đổi và tìm ra câu trả lời - GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình hoặt động nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận. - Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | I. Hỗn hợp, chất tinh khiết 2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. - Trong hỗn hợp đồng nhất không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần. - Trong hỗn hợp không đồng nhất xuất hiện ranh giới giữa các thành phần. |
Hoạt động 3: Phân biệt huyền phù, nhũ tương và dung dịch
- Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.
- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.
- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch.
--------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác