Soạn mới giáo án KHTN 6 Cánh diều bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong thực hành

Soạn mới Giáo án KHTN 6 cánh diều bài Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong thực hành bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong thực hành. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 2. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG THỰC HÀNH

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

- Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học

- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành

- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

+ Nhận ra, giải thích các vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

  1. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  Dụng cụ đo: kính lúp, ống hút nhỏ giọt, bình chia độ, kính hiển vi quang học.., giáo án, máy chiếu (nếu có), bảng phụ.

2 - HS :  Đồ dùng học tập, tranh ảnh GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Khai thác vốn tri thức và kinh nghiệm của HS về “Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng”
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu: Kể tên những dụng cụ dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

nhiệt độ, thể tích mà em biết.

- HS phát biểu các ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân. (GV yêu cầu HS sau không nói trùng ý kiến HS trước).

- GV ghi các ý kiến lên bảng, cho HS tiến hành thảo luận để có được câu trả lời chung.

- GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Dụng cụ đo trong môn KHTN gồm có những dụng cụ nào? Tại sao cần phải thực hiện an toàn trong phòng thực hành KHTN? Để trả lời được câu hỏi chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học sau đây.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên

  1. a) Mục tiêu: Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn KHTN (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích,...).
  2. b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.
  3. c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, thể tích.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS thảo luận: Những dụng cụ đo nào tất cả HS đều nên biết cách sử dụng?

- GV tổ chức để HS làm việc nhóm với yêu cầu quan sát hình 2.1 SGK và kể tên các dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt độ trong môn KHTN.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV giới thiệu các dụng cụ đo.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS ghi nội dung chính vào vở.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cần ghi nhớ.

- GV mở rộng kiến thức: Các nhà khoa học sử dụng các công cụ đặc biệt để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Họ cần thu thập dữ liệu hoặc thông tin khi họ muốn tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Để giải quyết nhu cầu nảy, các nhà khoa học phải ghi dữ liệu một cách chính xác và có tổ chức. Đây là một phần quan trọng của phương pháp khoa học. Các nhà khoa học có thể sử dụng những công cụ ở trong phòng thí nghiệm hoặc Sử dụng công cụ ở bất cứ nơi nào mà họ thực hiện công việc của mình.

Phòng thí nghiệm KHTN phải có các công cụ để đo về chiều dài (khoảng cách), khối lượng, thể tích, thời gian, nhiệt độ. Các phép đo khác nhau, có các tiêu chuẩn đo và dụng cụ đo khác nhau.

I. Dụng cụ đo trong môn KHTN

+ Đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ, thước dây

+ Đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế.

+ Đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, ống pipet…

+ Đo thời gian: đồng hồ bấm giấy, đồng hồ treo tường.

+ Đo nhiệt độ: nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử…

Hoạt động 2: Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

  1. a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích (ống hút nhỏ giọt, bình chia độ). Góp phần hình thành phẩm chất trung thực.
  2. b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, tìm hiểu về bình chia độ và cách đo thể tích bằng bình chia độ.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu được cách sử dụng ống hút nhỏ giọt và bình chia độ
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy kể tên những dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng?

+ Em hãy nêu giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ:

+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.

+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

+ Để chất lỏng vào bình chia độ, đặt bình chia độ thắng đứng.

+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần với mực chất lỏng.

- GV hướng dẫn HS cách dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng và cho HS thảo luận câu hỏi: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng thì ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đo?

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS quan sát quá trình thực hiện của GV, trả lời câu hỏi của GV đưa ra.

- GV gọi 2 bạn HS có năng lực lên và hướng dẫn các bạn thực hiện, HS khác quan sát.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt lại kiến thức HS cần ghi nhớ.

2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ống pipet (cốc đong, chai, lo, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích).

- Giới hạn đo (GHĐ) của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp

trên bình.

Hoạt động 3. Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp cầm tay

  1. a) Mục tiêu: Quan sát được mẫu vật bằng kính lúp cầm tay. Góp phần hình thành phẩm chất trung thực, phát triển năng lực giải thích vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức.
  2. b) Nội dung: HS quan sát GV thực hiện và tiến hành thực hành.
  3. c) Sản phẩm: HS quan sát được mẫu vật bằng kính lúp cầm tay
  4. d) Tổ chức thực hiện:

-------------------- Còn tiếp -------------------

Soạn mới giáo án KHTN 6 Cánh diều bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong thực hành

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 6 cánh diều mới, soạn giáo án KHTN 6 mới Cánh diều bài Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong thực hành, giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 6 cánh diều

Soạn mới giáo án KHTN 6 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay