Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(Thời lượng: 2 tiết)
- Mối quan hệ giữa xây dựng ý tưởng trong sáng tác và thực hiện SPMT;
- Khai thác hình ảnh để thể hiện SPMT.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Xác định được nội dung của chủ để;
+ Biết khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống và thể hiện được SPMT về chủ để;
+ Tiếp tục hình thành năng lực phân tích và biết cách đánh giá yếu tố, nguyên lí tạo hình trong SPMT của cá nhân, nhóm.
- Có ý thức khai thác chất liệu từ cuộc sống trong thực hành, sáng tạo SPMT;
- Chủ động sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành SPMT
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên PowerPoint để HS quan
sát như: quang cảnh, cảnh vật và sáng tác của hoạ sĩ, nhà điêu khắc;
- Một số SPMT như: tranh, tượng, phù điêu,... về cảnh vật gần gũi ở địa phương để HS có thể quan sát trực tiếp, thuận tiện trong việc liên tưởng từ cảnh vật, sinh hoạt trong thực tế tới những SPMT cụ thể.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát tranh và cho biết nội dung bức tranh thể hiện điều gì ? Em có ý tưởng gì để thể hiện bức tranh trên ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- GV đặt vấn đề : Để biết các xác định chủ đề và biết cách khai thác nội dung bức tranh chúng ta cùng tìm hiểu Bài 2: xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề.
HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT
- Biết khai thác ý tưởng và mối quan hệ giữa tên chủ để và nội dung cần thể hiện.
- Tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu hình ảnh và một số cách xây dựng ý tưởng trong sáng tác ở SGK Mĩ thuật 6, trang 9 — 10.
- HS quan sát, tìm hiểu hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 9 - 10 và trả lời câu hỏi ở trang 10.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nhắc lại kiến thức: Ở cấp Tiểu học, HS đã làm quen và sử dụng những yếu tố tạo hình như chấm, nét, hình, khối,... để tạo nên những SPMT theo ý thích, cũng như một số nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu,... Những yếu tố và nguyên lí tạo hình này cũng là nội dung mà HS sẽ làm quen và lĩnh hội trong môn Mĩ thuật ở cấp Trung học cơ sở để thể hiện ý tưởng của mình theo những chủ để cụ thể. Nội dung bài 2 sẽ hướng dẫn tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng trong thực hành làm SPMT theo chủ đề. - GV đặt câu hỏi: + Để xây dựng ý tưởng thể hiện một chủ đề trong môn Mĩ thuật, việc đầu tiên em cần phải làm là gì? + Khi có ý tưởng để thực hiện một chủ đề, em sẽ làm gì để cụ thể hoá thành SPMT? - GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 9, tìm hiểu cách khai thác cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để xây dựng ý tưởng. - GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 10, tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng từ cảnh đẹp, sinh hoạt trong cuộc sống và chuyển thể thành SPMT và trả lời câu hỏi: Theo em, cách xây dựng ý tưởng nào trong sáng tác theo chủ đề phù hợp với mình? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 1. Quan sát - Ý tưởng : Chính những hình ảnh của cuộc sống và tự nhiên đã tạo nên cảm hứng để thể hiện chủ đề mĩ thuật với những hình ảnh, màu sắc tươi mới theo ý thích của mình. - Một số cách xây dựng ý tưởng theo chủ đề : + Có thể quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để tìm được những hình ảnh phù hợp liên quan đến chủ để muốn diễn tả. + Có thể tìm những hình ảnh phù hợp với chủ đề thông qua thiệp chúc mừng, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường, internet,... + Có thể nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ để. + Có thể tưởng tượng về những hình ảnh phù hợp để diễn tả về chủ đề. - Qúa trình xây dựng ý tưởng (Sơ đồ bên dưới) |
--------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác