Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(Thời lượng: 2 tiết)
- Giới thiệu một số trò chơi dân gian;
- Các bước thực hiện một bức tranh có hình ảnh về trò chơi dân gian;
- Biết trưng bày, nhận xét, đánh giá SPMT.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách khai thác hình ảnh từ trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo SPMT;
+ Biết sử dụng chấm, nét, hình, màu, khối thể hiện được hoạt động trong trò chơi
dân gian;
+ Cảm thụ được vẻ đẹp của SPMT thể hiện về trò chơi dân gian.
- Có ý thức tìm hiểu sự phong phú của các trò chơi dân gian ở nhiều vùng, miền đất nước;
- Trân trọng những di sản văn hoá trò chơi dân gian được bảo tổn qua nhiều thế hệ.
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số ảnh, clip liên quan đến trò chơi dân gian trình chiếu trên PowerPoint để HS
quan sát;
- Một số tranh, tượng thể hiện về trò chơi dân gian;
- Một số cách tổ chức và quy định trong trò chơi dân gian để giới thiệu cho HS, nếu có điều kiện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chiếu hình ảnh về các trò chơi dân gian và dẫn dắt HS vào bài học.
- HS quan sát và hình thành kiến thức ban đầu.
- GV đặt vấn đề: Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về cách làm thiệp chúc mừng, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Sáng tạo mĩ thuật với trò chơi dân gian.
HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT
- HS làm quen tạo hình, động tác của một số trò chơi dân gian.
- HS biết đến ý nghĩa của trò chơi dân gian.
- HS quan sát, tìm hiểu động tác trong một số trò chơi dân gian được minh hoạ trong
SGK Mĩ thuật 6, trang 39 (hoš< tự lên do CV chuẩn bị thêm)
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 để có thêm gợi ý cho việc khai thác hình ảnh thể hiện SPMT theo chủ để.
Ý thức về việc khai thác hình ảnh về trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo SPMT theo chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát một số phác thảo dáng người tham gia trò chơi dân gian trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 và đặt câu hỏi: Em đã chơi trò chơi dân gian nào có trong SGK? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39: Em đã biết những trò chơi dân gian nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 1. Quan sát + Có rất nhiều dáng người thể hiện về hoạt động trò chơi dân gian như ngồi, đứng choãi chân đẩy gậy hoặc kéo co, nhảy sạp.... + Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến động tác, mối tương quan tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sao cho hài hoà, thuận mắt. + Để thể hiện được đặc điểm trò chơi dân gian, cần chú ý đến động tác, biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi. |
HOẠT ĐỘNG 2 : Thể hiện
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác