Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(Thời lượng: 2 tiết)
- Giới thiệu vẻ đẹp tạo hình của ngôi nhà;
- Giới thiệu hoạ sĩ Bùi Xuân Phái với những tác phẩm về đề tài “Phổ”;
- Cách tạo hình ngôi nhà qua một số SPMT, trong đó có cách thể hiện in độc bản;
- Tìm hiểu một số TPMT khai thác hình ảnh ngôi nhà trong xây dựng bố cục....
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết hình dáng, đặc điểm của ngôi nhà và có ý tưởng, lựa chọn chất liệu để thể hiện;
+ Biết và sử dụng được các yếu tố tạo hình như: nét, hình khối, màu sắc để thể hiện
SPMT về ngôi nhà;
+ Biết phân tích một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó cảm thụ được vẻ đẹp trong tạo dáng SPMT ngôi nhà ở dạng 2D và 3D.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chiếu hình ảnh về các ngôi nhà, GV đặt câu hỏi : Dựa vào hiểu biết, em hãy kể tên các kiểu nhà trong tranh ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nhà có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về cách tạo hình ngồi nhà, chúng ta cùng tìm hiểu - Bài 3: Tạo hình ngôi nhà.
HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT
- Quan sát các hình ảnh minh hoa để thấy được sự phong phú của tạo hình ngôi nhà.
- Tìm hiểu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và những tác phẩm hội hoạ thể hiện về để tài “Phố” của ông.
- HS quan sát các hình ảnh minh hoa về ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12
(hoặc SPMT do GV chuẩn bị) để khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT có tạo hình ngôi nhà.
- Tìm hiểu về ngôi nhà được thể hiện trong TPMT của hoa sĩ Bùi Xuân Phái.
- GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi tìm hiểu tạo hình nhà phố cổ qua tranh “Phố” của hoa sĩ Bùi Xuân Phái trong SGK AM thuật 6, trang 13.
- Nhận thức được sự phong phú trong tạo hình và cách thể hiện về ngôi nhà.
- Hình thành ý tưởng thể hiện SPMT có tạo hình ngôi nhà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) quan sát các hình ảnh trong SGK AM thuật 6, trang 12 , HS tìm hiểu về sự giống và khác nhau trong các bộ phận cấu thành ngôi nhà ở các vùng, miền. - GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12, theo gợi ý: + Hình đáng ngôi nhà có những đặc điểm gì? + Quang cảnh xung quanh ngôi nhà như thế nào? + Loại cây nào thường gắn với nhà ở vùng miền nào? + Tìm sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền. - GV triển khai hoạt động quan sát và tìm hiểu nội dung về “ngôi nhà” trong tranh: nhà trong phố qua loạt tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và đặt câu hỏi : + Trong tranh “Phổ” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phải có những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó được thể hiện như thế nào? + Gam màu chủ đạo trong tranh sơn dẫu của Bùi Xuân Phái là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 1. Quan sát - Đặc điểm : + Các ngôi nhà đều có kết cấu bao gồm: mái, tường, cửa sổ, cửa ra vào. + Về hình dáng: nhà sàn, nhà rông được xây dựng trên các cây cột cao; nhà rường và nhà xây dựng trên mặt đất và có hình dáng thấp. + Tỉ lệ mái nhà cũng cao thấp khác nhau để phù hợp với dáng chung của ngôi nhà. - Quang cảnh : Ngôi nhà gắn bó, hài hoà với cảnh quan xung quanh như cây cối, hồ nước, sân, vườn,...tạo nên không gian cho con người sống khoẻ mạnh. - Hình ảnh nhà trong phố qua loạt tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái : những ngôi nhà, con đường, góc phố, bầu trời, cột điện, con người được thể hiện bằng nét viền thẳng, đậm và mảng màu khoẻ, dứt khoát. - Gam màu đỏ nhiều sắc thái diễn tả vẻ thâm nghiêm của những ngôi nhà cổ Hà Nội. |
---------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác