Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh / video clip về tượng David SGK tr.44.
https://www.youtube.com/watch?v=dQbHMQr0M1g
- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận vào chia sẻ cảm nhận về:
+ Tư thế và hình khối của nhân vật.
+ Chất liệu tạo hình tác phẩm.
+ Tỉ lệ đầu so với cơ thể của nhân vật.
- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:
+ Tư thế và hình khối của tượng David được thể hiện như thế nào?
+ Tác phẩm điêu khắc tượng David được tạo hình bằng chất liệu gì?
+ Tỉ lệ chiều cao của cơ thể nhân vật được tính bằng mấy lần so với phần đầu?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh / video clip về tượng Divid trong SGK tr.44.
- HS thảo luận theo cặp đôi để chỉ ra tư thế, hình khối, tỉ lệ cơ thể nhân vật và chất liệu tạo hình tác phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Tư thế và hình khối được thể hiện vô cùng tự nhiên, cân bằng, hài hòa và đây chính là hình thể lí tưởng của con người.
+ Tác phẩm điêu khắc tượng David được tạo hình bằng chất liệu Cẩm thạch Carrara.
+ Đầu của bức tượng David lớn hơn bình thường một chút, các chi tiết trên khuôn mặt dường như đã bị phóng đại lên.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bức tượng David là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục hưng bởi sự tự nhiên, hài hòa, cân đối mà Michelangelo đã tạo ra. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bức tượng này và cách mô phỏng một hình khối nhân vật trong điêu khắc sẽ như thế nào nhé!
Hoạt động: Cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa ở SGK tr.45. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Những vật liệu nào được sử dụng để mô phỏng tượng nhân vật? + Mô phỏng nhân vật theo hình mẫu gồm những bước nào? + Kĩ thuật sử dụng dây thép có tác dụng gì khi tạo hình nhân vật? - GV gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện mô phỏng nhân vật. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh minh họa cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu bằng dây thép và đất nặn SGK tr.45. - HS thảo luận, phân tích các bước để nhận biết cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS: + Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm. + Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày, phân tích các bước mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. - GV kết luận: Tạo hình dáng người với tỉ lệ tám đầu có thể mô phỏng được hình khối nhân vật gần với tỉ lệ của tượng David. | 1. Gấp 1⁄4 tờ giấy A4 thành 8 phần, vẽ hình nhân vật theo dạng que với đầu người bằng một phần giấy đã gấp. 2. Tạo hình nhân vật bằng dây thép (cốt) và uốn theo tư thế, động tác của hình mẫu. 3. Tạo các bộ phận của nhân vật bằng hình khối cơ bản từ đất nặn. 4, Đắp các khối đất nặn vào cốt tạo hình nhân vật. 5. Tạo đặc điểm riêng của nhân vật, hoàn thiện sản phẩm |
--------------------Còn tiếp--------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác