Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 KNTT bài 1: Thực hành tiếng Việt

Soạn mới Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối Tri thức bài: Thực hành tiếng Việt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

TIẾT 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;

- Nhận biết được nghia của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.

  1. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
  4. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt yêu cầu nhớ lại kiến thức tiếngViệt từ tiểu học và trả lời: Phân loại theo cấu tạo, tiếng việt có những từ loại nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: Theo cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy;

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng Việt.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm từ đơn, từ phức

  1. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1 :

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn

Chia lớp thành 4 nhóm, hãy ghép các từ ở cột phải với các từ ở cột trái để miêu tả Dế Mèn cho phù hợp:

A                                                       B

Vuốt

 

Nhọn hoắt

Cánh

Rung rinh

Người

Hủn hoẳn

răng

Đen nhánh

 

Bóng mỡ

 

Ngoàm ngoạp

- Gv yêu cầu HS quan sát lại bảng trên và đặt câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về các từ ở cột A và cột B?

+ Em nhận thấy từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm:

§  Vuốt – nhọn hoắt

§  Cánh – hủn hoẳn

§  Người – rung rinh, bóng mỡ

§  Răng – đen nhánh, ngoằm ngoạp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

GV chuẩn kiến thức:

- Các từ ở cột A có 1 tiếng, đó là từ đơn. Các từ ở cột B có 2 tiếng, đó là từ ghép.

- Các từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa như: đen nhánh, bóng mỡ, nhọn hoắt à từ ghép

- Các từ lặp lại âm đầu (rung rinh, hủn hoẳn, ngoằm ngoạp), không có quan hệ với nhau về nghĩa à từ láy.

- GV yêu cầu HS rút ra khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy.

I. Từ đơn và từ phức

- Từ đơn do một tiếng tạo thành, còn từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành

- Từ phức:

+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.

+ Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm

 

NV2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh

Bài tập thêm: Hãy chỉ ra các từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm:

§  Từ đơn: ta, ơi, biển, lúa, đâu, trời, đẹp, hơn

§  Từ ghép: Việt Nam, đất nước

§  Từ láy: mênh mông

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Bài tập

- Từ đơn: ta, ơi, , đâu, trời, đẹp, hơn

- Từ ghép: Việt Nam, đất nước, biển lúa

- Từ láy: mênh mông

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh

  1. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm, tác dụng biện pháp tu từ so sánh.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

----------------- Còn tiếp -----------------

Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 KNTT bài 1: Thực hành tiếng Việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 6 kết nối tri thức mới, soạn giáo án ngữ văn 6 mới KNTT bài Thực hành tiếng Việt, giáo án soạn mới ngữ văn 6 kết nối

Soạn mới giáo án ngữ văn 6 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay