Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Biết sắp xếp một cách logic và trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.
- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.
- Tạo sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.
* Năng lực tin học:
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (Nla)
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (Nld), năng lực hợp tác trong môi trường số (Nle).
* Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
- Thông qua việc hiểu, giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy và nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm, HS được rèn luyện tư duy phê phán.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc cuộc hội thoại giữa Minh, An và Khoa. Sau đó, tìm hiểu và trả lời câu hỏi của hoạt động 1: 1. Hãy tưởng tượng khi 50 tuổi, em tìm thấy cuốn sổ lưu niệm đã của của lớp mình. Hãy viết ra ba điều mà cuốn sổ lưu niệm làm em thích thú, một điều làm em hạnh phúc và một điều gợi lại cho em kỉ niệm buồn. 2. Theo em sổ lưu niệm sẽ gồm những thông tin gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi của HĐ1 + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung hình thành kiến thức mới. | 1. Câu trả lời tùy thuộc HS. 2. Một số gợi ý về nội dung của cuốn sổ lưu niệm: + Danh sách lớp và GV + Thông tin về một số hoạt động thể thao và văn hóa của lớp. + Những cảm nhận về thầy cô và bạn bè. + Những thành tích của lớp trong các cuộc thi. + Một số chủ đề mà mọi HS trong lớp quan tâm. |
Hoạt động 1: Sơ đồ tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc phần kiến thức mới để tự tìm hiểu thông tin về sơ đồ tư duy. - Sau khi HS tìm hiểu xong, GV cho HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức nhóm thông qua phiếu BT HĐ2. - GV chốt nội dung chính trong hộp kiến thức, yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi tr43sgk. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập được giao. + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời của mình + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung hình thành kiến thức mới. | 1. Sơ đồ tư duy PBT 1. Cách biểu diễn bằng sơ đồ tư duy dễ hiểu, dễ nhớ hơn. 2. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp dễ dàng ghi nhớ và tiết kiệm thời gian. 3. Tên của chủ đề chính là: Sơ đồ tư duy, có bốn chủ đề nhánh là: “lợi ích”, “làm gì?” “thành phần” và “người sáng tạo”. 4. Các ý chi tiết của chủ đề “thành phần” là: từ khóa, hình ảnh, đường nối. Trả lời câu hỏi tr43: Câu 1. Đáp án A, C, D Câu 2. Đáp án A, B, C |
Hoạt động 2: Cách tạo sơ đồ tư duy
---------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác