Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức
- Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng hoạt động khởi động: Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành.
- GV mời HS ngồi xuống, tiếp lời: Câu chuyện trên của Minh liên quan đến việc xử lí thông tin, và để hiểu hơn các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 2: Xử lí thông tin.
Hoạt động 1. Xử lí thông tin
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi 1 HS đứng dậy đọc ví dụ về cầu thủ sút bóng. - Sau khi đọc xong, GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thực hiện hoạt động 1 trong SGK. + Bộ nào của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào? + Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt? + Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì? + Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ? + Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe bạn đọc, các nhóm tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện các nhóm trình bày kết quả + GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thầm bảng thông tin trong SGK. Sau khi kết thúc, GV hướng dẫn HS phân tích các bước xử lí thông tin. - Sau đó, GV yêu cầu HS tìm một số ví dụ về hoạt động có ý thức của con người để phân tích các bước xử lí thông tin trong hoạt động đó. - GV lưu ý HS: Mọi hoạt động của con người đều gắn liền với quá trình xử lí thông tin. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trang 9 sgk. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc thông tin, tiếp nhận kiến thức và lấy ví dụ và tập phân tích. + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 1 – 2 bạn đứng dậy nêu ví dụ và phân tích các bước xử lí thông tin. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. | 1/ Xử lí thông tin NV1: 1. Mắt theo dõi thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó. 2. Thông tin về vị trí và động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó. 3. Bộ não dùng kinh nghiệm để xử lí thông tin về vị trí của thủ môn thành điểm sơ hở khi bảo vệ khung thành, từ đó chuyển thành thông tin điều khiển đôi chân của cầu thủ. 4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến hệ thống cơ bắp, thành những thao tác vận động toàn thân, đặc biệt là sự di chuyển của đôi chân, thực hiện cú sút phạt với hiệu quả cao nhất. 5. Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm bốn hoạt động: Thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền.
NV2: - Các bước xử lí thông tin - HS nêu ví dụ và phân tích Trả lời câu hỏi: a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài Tiếng nói Việt Nam là thu nhận thông tin. b. Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi là thu nhận và lưu trữ thông tin. c. Em chép bài trên bảng vào vở là lưu trữ thông tin và có thể là xử lí thông tin nữa. d. Em thực hiện một phép tính nhẩm là xử lí thông tin. |
Hoạt động 2: Xử lí thông tin trong máy tính
------------- Còn tiếp -------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác