Soạn mới giáo án Tin học 7 KNTT bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính

Soạn mới Giáo án tin học 7 kết nối tri thức bài Làm quen với phần mềm bảng tính. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 6: LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM BẢNG TÍNH

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nhận biết được một số khái niệm và chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính.

-       Thực hiện được việc nhập và điều chỉnh dữ liệu trên bảng tính (mức đơn giản)

-       Thực hiện được một số thao tác đơn giản: thay đổi phông chữ, màu nền, căn chỉnh dữ liệu trong ô tính, thay đổi độ rộng cột.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●     Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

-       Năng lực riêng:

●     Có thể nhập, điều chỉnh và căn chỉnh dữ liệu đơn giản trên bảng tính.

3. Phẩm chất

-       Rèn luyện tính cẩn thận, chăm chỉ, làm việc khoa học, chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Tin học 7.

-       Máy tính, máy chiếu.

-       GV có thể dùng một trong các phần mềm bảng tính Microsoft Excel, LibreOffice Calc, Google Sheets để minh họa.

-       Bộ dữ liệu THXanh.

-       Máy tính trong phòng thực hành cần cài một trong các phần mềm bảng tính. GV tạo sẵn các biểu tượng phần mềm đưa ra màn hình nền để HS có thể nhanh chóng khởi động phần mềm.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Tin học 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nắm được những công việc chuẩn bị sẽ làm và phần mềm ứng dụng sẽ được học để nhập thông tin và trình bày dự án.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi để giới thiệu về phần mềm bảng tính điện tử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu dự án Trường học xanh và yêu cầu các nhóm HS thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

+ Những vị trí nào trong trường có thể trồng thêm cây?

+ Loại cây nào phù hợp cho mỗi vị trí?

+ Những công việc gì cần được thực hiện?

+ Để thực hiện dự án, cần thu thập và tính toán rất nhiều dữ liệu. Nên sử dụng phần mềm nào trên máy tính để thực hiện những công việc đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin đoạn văn bản.

- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV chốt lại thông tin dự án như sau:

Ai thực hiện

Vị trí trồng cây

Các loại cây sẽ trồng

Kinh phí thực hiện

Khối lớp 7

+ Trước mỗi lớp học.

+ Sân trường, cổng trường.

+ Đường liên thôn trong xã.

+ Trước cửa nhà dân

+ Cây hoa

+ Cây bóng mát

+ Cây ăn quả

Vận động từ GV, cha mẹ HS và người dân cùng đóng góp

Công cụ sử dụng là phần mềm bảng tính điện tử.

 - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được dự án Trường học xanh được xây dựng trong bảng tính điện tử như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giao diện phần mềm bảng tính

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:

- Làm quen với giao diện phần mềm bảng tính.

- Chức năng của phần mềm bảng tính.

- Nhận diện được các khu vực chính của màn hình làm việc.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.28, 29, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Giao diện của phần mềm bảng tính và các khu vực chính của màn hình làm việc.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu giao diện phần mềm bảng tính

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm (3 – 5 HS), yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong Hoạt động 1 – SGK tr.28: Quan sát giao diện làm việc của một phần mềm bảng tính mà em biết. Nêu tên các vùng chính và chức năng của chúng.

- GV chiếu giao diện của phần mềm bảng tính Microsoft Excel, yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.28, 29, quan sát Hình 6.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trên:

Graphical user interface, application, table, Excel

Description automatically generated

- GV tóm tắt ý cho HS ghi bài:

+ Phần mềm bảng tính là phần mềm ứng dụng giúp em trình bày thông tin dưới dạng bảng một cách cô đọng và dễ so sánh, thực hiện các tính toán phổ biến, vẽ biểu đồ minh họa các số liệu tương ứng.

+ Có nhiều phần mềm bảng tính khác nhau như Google Sheets, Microsoft Excel, LibreOffice Calc,…

Graphical user interface, application, table, Excel

Description automatically generated

Microsoft Excel

A screenshot of a computer

Description automatically generated with medium confidence

Google Sheets

Graphical user interface, application, table, Excel

Description automatically generated

LibreOffice Calc

+ Các phần mềm bảng tính đều có chức năng tương tự nhau. Giao diện của phần mềm bảng tính có dạng tương tự như Hình 6.1

Graphical user interface, application, table, Excel

Description automatically generated

+ Giao diện của phần mềm trang tính có 6 vị trí quan trọng:1 - Thanh công cụ, 2 - Vùng nhập liệu, 3 - Cột ghi tên hàng, 4 - Hàng ghi tên cột, 5 - Khu vực hiển thị dữ liệu, 6 - Vùng ghi tên trang tính.

+ Giao của một hàng và một cột trên trang tính tạo thành một ô tính.

+ Luôn có một ô tính là ô hiện thời mà chúng ta đang quan sát, đang nhập dữ liệu hoặc tính toán.

- GV chốt lại để HS ghi nhớ:

+ Phần mềm bảng tính giúp lưu lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp) cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.

+ Dữ liệu lưu trong phần mềm bảng tính điện tử là dữ liệu dưới dạng bảng, bao gồm các hàng và cột dữ liệu. Các hàng được đặt tên bằng số 1, 2, 3,… Các cột được đặt tên bằng các chữ cái A, B, C,…

+ Hàng trên cùng của bảng tính là hàng ghi tên cột. Cột ngoài cùng bên trái là cột ghi tên hàng.

+ Mỗi bảng tính sẽ bao gồm nhiều trang tính (sheet). Tên các trang tính ghi ở góc dưới bên trái bảng tính.

+ Giao của một hàng và một cột trên trang tính gọi là ô (cell). Luôn có 1 ô hiện thời (ô đang hoạt động). Có thể nhập dữ liệu trực tiếp trên ô hoặc dòng nhập liệu.

+ Các lệnh chính với bảng tính được thực hiện từ bảng chọn và thanh công cụ của phần mềm.

- GV chiếu Câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: 

Câu 1. Vị trí giao của một hàng và một cột được gọi là gì?

A. Ô                                 B. Trang tính     

C. Hộp địa chỉ                D. Bảng tính

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Các hàng của trang tính được đặt tên theo các chữ cái: A, B, C,...

B. Các hàng của trang tính được đặt tên theo các số: 1, 2, 3,...

C. Các cột của trang tính được đặt tên theo các số 1, 2, 3,...

D. Các hàng và cột trong trang tính không có tên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.28, 29, quan sát Hình 6.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về:

+ Giao diện của phần mềm bảng tính điện từ.

+ Chức năng của các khu vực trong bảng tính.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ô và vùng trên trang tính

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm (3 – 5 HS), yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong Hoạt động 2 – SGK tr.30: Em hãy quan sát kĩ hơn các ô và vùng trên trang tính. Xác định cách di chuyển con trỏ trên trang tính thông qua ô hiện thời. Xác định cách phần mềm đánh địa chỉ các ô và vùng dữ liệu. Trong Hình 6.2, ô ghi tên học sinh "Bùi Lê Đình Anh" được xác định như thế nào?

Graphical user interface, text, application, table, Excel

Description automatically generated

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.30, quan sát Hình 6.3 và cho biết:

+ Khái niệm vùng dữ liệu. Cách đánh dấu vùng dữ liệu và địa chỉ vùng dữ liệu.

+ Cách chọn một ô, cột, hàng, vùng dữ liệu.

- GV chốt lại để HS ghi nhớ:

+ Địa chỉ ô = tên cột + tên hàng. Ví dụ: A3, E10.

+ Địa chỉ vùng dữ liệu = Địa chỉ ô góc trên bên trái: Địa chỉ ô góc dưới bên phải. Ví dụ B4:E8.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: 

Câu 1. Một ô có thể coi là một vùng được không?

Câu 2. Vùng A5:B10 có bao nhiêu ô?

Câu 3. Có thể chọn một vùng hình tam giác được không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.30, quan sát Hình 6.2, Hình 6.3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về:

+ Khái niệm vùng dữ liệu.

+ Cách đánh địa chỉ vùng dữ liệu.

+ Các thao tác chọn một ô, hàng, cột, vùng trên trang tính.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Giao diện phần mềm bảng tính.

a) Giao diện phần mềm bảng tính:

* Trả lời HĐ1:

- Các vùng chính và chức năng của chúng là:

- Chức năng:

+ Thanh công cụ: chứa các lệnh và biểu tượng lệnh để thực hiện các thao tác trong bảng tính

+ Vùng nhập liệu: nơi thực hiện trực tiếp việc nhập dữ liệu vào bảng tính.

+ Cột ghi tên hàng: được đặt tên bằng các số: 1, 2, 3,… theo thứ tự từ trên xuống dưới.

+ Hàng ghi tên cột: được đặt tên bằng các chữ cái: A, B, C,… theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Khu vực hiển thị dữ liệu: dữ liệu được lưu trữ trong các trang tính. Mỗi bảng tính có thể chứa nhiều trang tính.

+ Vùng ghi tên trang tính: nằm ở phía dưới cùng bên trái của cửa sổ bảng tính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Câu hỏi:

 

Câu 1: Đáp án A.

Câu 2: Đáp án B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Ô và vùng trên trang tính

* Trả lời HĐ2:

Ô ghi tên Bùi Lê Đình Anh là B6, được xác định bởi cột B và hàng 6.

* Lưu ý:

- Vùng dữ liệu là nhiều ô liền kề tạo thành hình chữ nhật trên trang tính.

- Vùng dữ liệu được đánh địa chỉ theo địa chỉ của ô góc trên bên trái và ô góc dưới trên phải, cách nhau bởi dấu “:”.

Graphical user interface, application, table, Excel

Description automatically generated

- Cách chọn một ô: Nháy chuột vào ô cần chọn.

A picture containing chart

Description automatically generated

- Cách chọn một hàng: Nháy chuột vào tên hàng cần chọn.

Table

Description automatically generated

- Cách chọn một cột: Nháy chuột vào tên cột cần chọn.

Graphical user interface, application, table, Excel

Description automatically generated

- Cách chọn một vùng: Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô ở góc đôi diện. Ô chọn đầu tiên là ô hiện thời.

Graphical user interface, application, table, Excel

Description automatically generated

* Câu hỏi:

Câu 1. Một ô có thể coi là một vùng vì nhiều ô liền kề tạo thành hình chữ nhật mới được coi là vùng.

Câu 2. Vùng A5:B10 có 12 ô.

Câu 3. Không thể chọn một vùng hình tam giác mà chỉ chọn một vùng tạo thành hình chữ nhật.

----------------- Còn tiếp ------------------

 
Soạn mới giáo án Tin học 7 KNTT bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học 7 KNTT mới, soạn giáo án tin học 7 mới kết nối bài Làm quen với phần mềm bảng tính, giáo án soạn mới tin học 7 kết nối

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay