Soạn mới giáo án Tin học 7 KNTT bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán

Soạn mới Giáo án tin học 7 kết nối tri thức bài Công cụ hỗ trợ tính toán. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 8: CÔNG CỤ HỖ TRỢ TÍNH TOÁN

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Thực hiện được một số phép toán thông dụng, sử dụng được một số hàm đơn giản như MAX, MIN, SUM, AVERAGE, COUNT,…

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●     Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

-       Năng lực riêng:

●     Sử dụng được một số hàm cơ bản hỗ trợ tính toán bằng công thức

3. Phẩm chất

-       Rèn luyện tính cẩn thận, chăm chỉ, làm việc khoa học, chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Tin học 7.

-       Máy tính, máy chiếu.

-       Tệp THXanh-3.xlxs để cho bài thực hành.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Tin học 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS làm quen với các công thức, biểu thức đã biết để có thể hiểu được nội dung chính của bài học là các hàm trên phần mềm bảng tính.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi thể hiện chức năng điều hành nhóm của bạn An.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong bài trước, các em đã học cách tính toán theo công thức trên trang tính. Em hãy nối các biểu thức toán học sau thành các công thức trên phần mềm bảng tính:

Biểu thức toán học

 

Công thức trên phần mềm trang tính

1) (25 + 16) x 2

 

a) = (45 – 10)*2^2

2) 163 + 4

 

b) = (56 + 4)/3 – 5

3) (56 + 4) : 3 – 5

 

c) = (25 + 16)*2

4) (45 – 10) x 22

 

d) = 15 + 4 + 4*7 – 2*5

5) 15 + 4 + 4 x 7 – 2 x 5

 

e) = 16^3 + 4

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi

- HS đọc thông tin đoạn văn bản.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: 1 – c, 2 – e, 3 – b, 4 – a, 5 – d

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài trước em đã biết tính toán theo công thức trên trang tính. Phần mềm bảng tính còn có các hàm giúp em tính toán. Trong phần mềm bảng tính, hàm là công thức (hoặc kết hợp nhiều công thức) được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Phần mềm bảng tính có rất nhiều hàm có sẵn hỗ trợ tính toán, ví dụ hàm tính tổng, hàm đếm, hàm tính giá trị trung bình,… Để hiểu rõ hơn về các hàm trong phần mềm bảng tính, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hàm trong bảng tính

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:

- Khái niệm hàm trên bảng tính, phân biệt được tên hàm, tham số của hàm, ý nghĩa của hàm và cách viết hàm.

- Cách sử dụng hàm trong công thức.

- Cách nhập công thức là hàm vào bảng tính.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.39, 40, quan sát Hình 8.1 – Hình 8.4 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: khái niệm hàm trên bảng tính, phân biệt các loại hàm và ý nghĩa của từng hàm, cách sử dụng hàm trong công thức.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hàm trong bảng tính

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các công thức đã nhập trong ví dụ Hình 8.1 và 8.2, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

Em hãy quan sát công thức là hàm trong Hình 8.1 và Hình 8.2 (chú ý quan sát kĩ công thức trong vùng nhập dữ liệu) và trả lời các câu hỏi sau:

+ Dữ liệu được nhập vào ô E6 trong mỗi hình là kiểu dữ liệu gì?

+ Công thức này có gì đặc biệt?

+ Tên của hàm là gì?

+ Ý nghĩa của hàm?

+ Hàm có bao nhiêu tham số, các tham số của hàm là gì?

Graphical user interface, application, table

Description automatically generated

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ ví dụ trên, em hãy cho biết mỗi hàm trong bảng tính sẽ được xác định như thế nào?

- GV chốt lại kiến thức cho HS ghi bài: Mỗi hàm trong bảng tính được xác định bởi:

+ Tên của hàm số (ví dụ SUM).

+ Ý nghĩa hàm (ví dụ tính tổng).

+ Các tham số của hàm có thể là dãy bao gồm các số, địa chỉ ô, địa chỉ vùng dữ liệu được viết cách nhau bởi dấu “,” hoặc dấu “;”.

+ Cách sử dụng hàm: =<tên hàm>(<các tham số>)

- GV chốt lại kiến thức: Cách nhập hàm tương tự như cách nhập công thức. Cú pháp nhập hàm: = <tên hàm>(<các tham số>)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK.40, quan sát Hình 8.1, Hình 8.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về: Các đặc trưng cơ bản nhất của hàm: tên hàm, chức năng và tham số của hàm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách nhập hàm vào bảng tính.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, nhập hàm vào bảng tính có giống như nhập dữ liệu thông thường không?

+ Có mấy cách nhập hàm vào ô tính?

- GV yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát Hình 8.3, Hình 8.4 và nêu các bước để nhập hàm vào bảng tính.

- GV thao tác một lần cách nhập hàm trên máy tính và gọi đại diện HS lên nhập trực tiếp. Cuối cùng GV chốt lại quy tắc nhập một hàm trên bảng tính: Cần nhập chính xác tên của hàm và các tham số của hàm. Khi nhập thông tin vùng dữ liệu trong tham số của hàm có thể dùng chuột chọn các ô hoặc vùng này. Tên hàm có thể dùng chữ in hoa hoặc in thường.

- GV chiếu Câu hỏi – SGK tr.41, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời:

Câu 1. Hàm được nhập như thế nào?

Câu 2. Các tham số của hàm có thể là địa chỉ ô hoặc vùng dữ liệu không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK.40, 41, quan sát Hình 8.3, Hình 8.4, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về: Các bước nhập hàm và quy tắc nhập hàm trong phần mềm bảng tính

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hàm trong bảng tính

a. Hàm trong bảng tính:

* Trả lời HĐ1:

- Dữ liệu được nhập vào ô E6 trong mỗi hình là kiểu dữ liệu công thức.

- Công thức này là các hàm của phần mềm.

- Tên hàm đã nhập là SUM (Hình 8.1) và AVERAGE (Hình 8.2).

- Ý nghĩa của hàm:

+ SUM: tính tổng các số trong một vùng hoặc các ô.

+ AVERAGE: tính giá trị trung bình cộng của các số trong một vùng hoặc các ô.

- Tham số của các hàm này có thể là một vùng hoặc nhiều ô.

* Hàm trong bảng tính:

- Mỗi hàm trong bảng tính sẽ được xác định bởi tên của hàm số, ý nghĩa hàm số và các tham số.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nhập hàm vào bảng tính

* Trả lời HĐ2:

- Cách nhập hàm vào bảng tính gần giống với cách nhập công thức và khác biệt hoàn toàn với cách nhập dữ liệu thông thường.

- Có 2 cách nhập hàm vào ô tính:

+ Nhập trực tiếp tại ô tính.

+ Nhập tại vùng nhập dữ liệu phía trên trang tính.

* Các bước nhập hàm vào ô tính:

- Bước 1: Nháy chuột vào ô C9 hoặc vùng nhập dữ liệu để nhập hàm. (Hình 8.3)

- Bước 2: Nhập =SUM(, sau đó dùng chuột đánh dấu vùng dữ liệu cần tính tổng. Ví dụ vùng cần tính là C4:C8, gõ dấu đóng ngoặc “)” để đóng hàm. Nhấn Enter để kết thúc. Kết quả sẽ hiện ngay trên ô C9. (Hình 8.4)

 

 

 

 

 

* Câu hỏi:

Câu 1. Cách nhập hàm trên ô dữ liệu như sau:

+ Nhập dấu =

+ Nhập tên hàm, sau đó là dấu (

+ Nhập tham số, nếu tham số là ô hoặc một vùng dữ liệu thì có thể dùng chuột xác định.

+ Nhập dấu )

+ Nhấn phím Enter để kết thúc.

Câu 2. Các tham số của hàm có thể là địa chỉ ô hoặc vùng dữ liệu.

 

------------------ Còn tiếp ------------------

 
Soạn mới giáo án Tin học 7 KNTT bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học 7 KNTT mới, soạn giáo án tin học 7 mới kết nối bài Công cụ hỗ trợ tính toán, giáo án soạn mới tin học 7 kết nối

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay