Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Biết tìm một ước nguyên tố của một số.
- Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách viết “rẽ nhánh” và “theo cột dọc”.
- Biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Biết vận dụng linh hoạt các cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Biết dùng dấu hiệu chia hết để việc tính toán, phân tích được nhanh, gọn.
Năng lực riêng:
- Phân tích được một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố đồ cây và sơ đồ cột.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, Bảng vẽ sẵn sơ đồ rẽ nhánh.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi rồi suy nghĩ trả lời.
GV dùng hình ảnh trên để gợi ý cho HS thấy: bắt đầu từ số 120 được tách thành hai nhánh, tức là ta viết được 120 =12.10; rồi lại tiếp tục từ các số 12 và 10 tách ra các nhánh, ... Cứ như thế, cuối cùng ta có thể phân tích được 120 thành tích các thừa số nguyên tố.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi nhóm, suy đoán và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả và dẫn dắt vào bài mới: Việc viết thành tích này được gọi là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Cụ thể cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”.
Hoạt động 1: Cách tìm ước nguyên tố của một số
- Ôn lại về số nguyên tố và ước nguyên tố .
- HS phần nào hình dung được quy tắc tìm một ước nguyên tố của một số.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành Hoạt động 1. - GV dẫn dắt, dẫn tới kiến thức trọng tâm. - GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS tự hoàn thành VD1 giúp HS củng cố trực tiếp kiến thức vừa nêu. - GV yêu cầu HS tự làm Luyện tập 1 vào vở nhằm giúp HS luyện tập bài toán tìm một ước nguyên tố của một số. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Lắng nghe, nêu ví dụ, phát biểu, ghi vở - Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi một HS nhắc lại. | I. Cách tìm một ước nguyên tố của một số. Hoạt động 1: a) Các số nguyên tố nhỏ hơn 30 là: 2; 3 ; 5; 7; 9; 11; 13; 17; 19; 23; 29. b) Một ước số nguyên tố của 91 là: 7. Kết luận: Để tìm một ước nguyên tố của số a ta có thể làm như sau: Lần lượt thực hiện phép chia a cho các số nguyên tố theo thứ tự tăng dần 2, 3, 5, 7, 11,13,… Khi đó, phép chia hết đầu tiên cho ta số chia là một ước nguyên tố của a. Luyện tập 1: Theo dấu hiệu chia hết, số 187 không chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5. Ta có: 187 = 11 . 17 => Một ước nguyên tố của 187 là: 11. |
Hoạt động 2: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Ôn lại khái niệm ước và thừa số để có khái niệm thừa số nguyên tố.
- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố đồ cây và sơ đồ cột.
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác