Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Nắm được khái niệm, biết đọc và viết tỉ số phần trăm của hai số.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa tỉ số và phân số.
- Nắm được khái niệm, biết đọc và viết tỉ số của hai đại lượng cùng đơn vị đo.
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số, tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng đơn vị đo.
- Biết đọc số liệu từ bảng thống kê, biểu đồ từ đó tính toán được theo yêu cầu đặt ra.
- Biết căn cứ vào tỉ số phần trăm để phân tích các số liệu giúp cho việc tiếp nhận thông tin chính xác.
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học.
Năng lực riêng:
- Tính tỉ số hay số phần trăm của hai số, hai đại lượng
- Tính giá trị phần trăm của một số cho trước; tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến tỉ số, tỉ số phần trăm
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV
- Giáo án, SGK, SGV
- Phiếu bài học cho HS;
- Bảng, bút viết cho các nhóm
- Bảng có các số liệu thống kê liên quan đến tỉ số phần trăm
2 - HS
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS đọc bài toán mở đầu nhớ lại công thức tính chu vi đường tròn:
Số Pi được người Ba-bi-lon (Babylon) cổ đại phát hiện gần bốn nghìn năm trước và được biểu diễn bằng chữ cái Hy Lạp π từ giữa thế kỉ XVIII. Số π thể hiện mối liên hệ đặc biệt giữa độ dài của một đường tròn với độ dài đường kính của đường tròn đó.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra: Mối liên hệ đặc hiệt giữa độ dài của một đường tròn với độ dài đường kính của đường trộn đó là gì?
- GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi
=> Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 1: Tỉ số của hai số
- HS nắm được khái niệm tỉ số của hai số và phân biệt sự khác nhau giữa tỉ số và phân số.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận thực hiện yêu cầu đề ra trong HĐ1. - GV đặt câu hỏi: căn cứ vào thương trong phép chia số 1000 cho 10, em có kết luận gì về quan hệ của hai số 1000 và 10? - Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ phần kiến thức trọng tâm và khung lưu ý thứ nhất trong SGK. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD1 và lưu ý HS cần ghi nhớ phần kiến thức bổ sung ở khung lưu ý thứ hai. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD2 , giúp HS phân biệt được sự khác nhau giữa tỉ số và phân số. - Yêu cầu HS áp dụng, thảo luận thực hiện bài Luyện tập 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ và hướng dẫn HS thực hiện bài luyện tập 1 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện HS trả lời kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ. - GV gọi 1 HS đọc kiến thức trong tâm trong SGK và khung ghi nhớ. - Mời 1 HS lên bảng làm bài luyện tập 1 - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh. - GV chốt kiến thức về tỉ số của hai số | I. TỈ SỐ 1. Tỉ số của hai số Tỉ số của a và b (b ≠ 0) là thương trong phép chia số a cho số b, kí hiệu là a : b hoặc . VD: a) Đọc các tỉ số sau: b) Viết các tỉ số của: 12 và -7; và 2,1. Giải: a) Tỉ số được gọi là: tỉ số của 5 và 6 Tỉ số được gọi là: tỉ số của 0,2 và 3,1. b) Tỉ số của 12 và -7 là: Tỉ số của và 2,1 là: Lưu ý: - Nếu tỉ số của a và b được viết dưới dạng thì ta cũng gọi a là tử số và b là mẫu số. - Tỉ số của số a và số b phải được viết theo đúng thứ tự hoặc a : b. Chú ý: Tỉ số là phân số nếu cả tử a và mẫu b đều là số nguyên. Luyện tập 1 a) Tỉ số của -5 và -7 là: Tỉ số của 23,7 và 89,6 là: Tỉ số của 4 và là: b) Tỉ số là phân số |
Hoạt động 2: Tỉ số của hai đại lượng
- HS nắm được cách tính tỉ số của hai đại lượng
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác