Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Nhận biết được khái niệm hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.
- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn gợi nên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Năng lực riêng:
+ Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV
- Giáo án, SGK, SGV
- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...
- Một số hình ảnh (đặc biệt là bản đồ, sơ đồ) hoặc video (nếu có) gợi nên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.
2 - HS
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS quan sát hình ảnh một phần bản đồ giao thông ở thành phố Hồ Chi Minh, đọc và trả lời câu hỏi (không giải thích):
Hai đường phố nào gợi nên hình ảnh hai đường thẳng song song? Hai đường thẳng cắt nhau?
- GV gọi một vài HS trả lời
=> GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
Hoạt động 1: Hai đường thẳng cắt nhau
- HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng cắt nhau
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát hai đường thẳng Hình 26 và cho biết có bao nhiêu điểm chung? - Từ đó GV hình thành khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm. - GV nhắc HS liên hệ hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau và giao điểm trong Hình 26. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải nhận biết được hai đường thẳng cắt nhau và đọc tên giao điểm. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS phải vẽ được đường thẳng đi qua một điểm đã cho và cắt một đường thẳng cho trước - Áp dụng làm bài Luyện tập 1, Luyện tập 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. - Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1, 2 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1 - Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc khái niệm đường thẳng cắt nhau trong SGK - Gọi lần lượt 2 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 1, Luyện tập 2 - Gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. - GV chốt kiến thức về khái niệm và cách vẽ hai đường thẳng cắt nhau | I. HAI ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU Hình 26, hai đường thẳng có một điểm chung là điểm O. Khái niệm Hai đường thẳng chi có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường đó. Luyện tập 1
a) b) Đường thẳng d có cắt đường thẳng c Luyện tập 2
|
Hoạt động 2: Hai đường thẳng song song
- Giúp HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng song song
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác