- Kể tên một số tác phẩm văn học viết về mùa xuân mà em biết.
- Những vẻ đẹp nổi bật được khắc họa trong các tác phẩm đó là gì?
Trả lời:
MÙA XUÂN CHÍN
Hàn Mặc Tử
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
"Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?...
MÙA XUÂN XANH
Nguyễn Bính
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
* Qua các tác phẩm văn học này, mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp tươi tắn, ấm áp, giàu sức sống. Sức sống mùa xuân đến từ “làn nắng ửng”, từ màu xanh của cây cỏ, của đồng lúa, từ âm thanh reo vui của muôn loài và đặc biệt là từ tâm trạng náo nức, rạo rực của con người.
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu văn bản
a) Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được kết cấu và nội dung chính của đoạn thơ
Cảnh ngày xuân | 4 câu thơ đầu |
8 câu thơ tiếp | |
6 câu thơ cuối |
b) Khung cảnh mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi tả cảnh mùa xuân.
c) Không khí và hoạt động của lễ hội trong tiết Thanh Minh được thể hiện như thế nào? Cách miêu tả của tác giả có gì đặc sắc?
d) So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu. Cách dùng từ của tác giả trong những câu thơ này có gì đáng chú ý?
e) Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ Cảnh ngày xuân
Trả lời:
a)
Cảnh ngày xuân | 4 câu thơ đầu:Khung cảnh mùa xuân |
8 câu thơ tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh | |
6 câu thơ cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về |
b) Khung cảnh mùa xuân tươi sáng, diễm lệ được miêu tả qua những chi tiết đặc trưng:
+ Đường nét: từng đàn chim én bay thành hình thoi trên bầu trời “Con én thoi đưa”
+ Hình ảnh : cánh chim én chao liệng, cỏ non xanh mơn mởn, hoa lê trắng tinh khôi
+ Màu xanh: màu xanh của cỏ non, màu trắng của hoa lê
Những đặc sắc trong tả cảnh của Nguyễn Du:
+ Cách dùng từ tinh tế: chữ “non” trong “cỏ non” gợi lên sức sống tươi mới của mùa xuân. Chữ “tận” mở ra một không gian bát ngát, thảm cỏ non xanh trải dài mênh mông đến tận chân trời.
+ Bút pháp nghệ thuật chấm phá điểm xuyết: hai chữ “trắng điểm” đã làm cho bức tranh xuân trở nên sinh động và bừng sáng. Sắc “trắng” được tác giả điểm xuyết vào nền cỏ xanh tạo nên một bức tranh thật hài hòa về màu sắc.
+ Nghệ thuật nhân hóa qua từ “điểm” giúp cho hình ảnh cành lê hiện lên rất có hồn. Cụm từ “trắng điểm” mang tính tạo hình cao gợi lên hình ảnh những bông hoa lên đang từ từ chuyển động. Bức tranh ở trạng thái tĩnh nhưng dường như cũng có sự vận động hết sức tinh tế.
c) Không khí của lễ hội trong tiết Thanh Minh được thể hiện qua những từ ngữ:
+ Tính từ: gần xa, nô nức
+ Danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân
+ Động từ: sắm sửa, dập dìu
=> Các từ ghép được thi hào sử dụng một cách chọn lọc tinh tế, làm sống lại cái không khí đông vui, rộn ràng của mùa xuân, một nét đẹp trong nền văn hoá cổ truyền (lễ hội) của dân tộc ta.
d) Cảnh vật và không khí của mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có những nét riêng biệt so với 4 câu thơ đầu:
+ Một khung cảnh yên tĩnh, êm ả, dường như lắng lại, đối lập với cảnh lễ hội náo nhiệt trước đó.
+ Thời gian xế chiều tĩnh lặng.
+ Cảnh được miêu tả thu hẹp lại quanh một dòng suối nhỏ, với dòng nước uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ, vẫn là cảnh mùa xuân nhưng là cảnh chiều, cảnh sau khi mọi người đã có một ngày tham gia lễ hội.
Cách dùng từ của tác giả trong đoạn thơ rất đặc sắc và giàu sức gợi: Những từ ngữ “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ miêu tả sắc thái cảnh vật: thể hiện được không khí yên tĩnh, không gian nhỏ hẹp, sự chuyển động nhẹ nhàng mà còn miêu tả tâm trạng con người. Cảnh vật được cảm nhận qua tâm trạng con người nên cảnh mặt vật cũng đã nhuốm màu tâm trạng.
e) Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân được miêu tả theo trình tự không gian và thời gian, từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà, từ khi lễ hội bắt đầu cho đến lúc hội tàn. Mỗi bức tranh lại mang một nét hấp dẫn, vẻ đẹp riêng. Bức trang xuân đầu tiên trong sáng, tươi đẹp và khoáng đạt. Bức tranh lễ hội nhộn nhịp, đông vui. Bức tranh cảnh hội tàn êm đềm, lắng đọng. Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc và việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, giàu chất tạo hình đã vẽ nên những bức tranh xuân ấn tượng ấy.
3. Trau dồi vốn từ
a) Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích sau là gì
Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn, phải nói là khả năng vô bờ bến để diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm ngày càng phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta. Bản thân nó đã giàu nó lại còn có khả năng biến hóa vô cùng, nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó, biết phát triển nó.
Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ. Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý, hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
b) Chỉ ra lỗi diễn đạt trong những câu sau
(1) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
(2) Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2.500 năm.
(3) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
c) Vì sao trong khi nói/viết thường có hiện tượng mắc lỗi diễn đạt như trên (do “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”)? Theo em cần phải làm gì để tránh được những lỗi diễn đạt ấy?
d) Đọc đoạn trích sau và rút ra cho bản thân ít nhất 2 bài học về trau dồi vốn từ:
Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa "Truyện Kiều" mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã " ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu". Đó không phải là một câu nói bóng, mà nó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.
Xin kể lại hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ "áy" (cỏ áy bóng tà...). Chữ "áy" ấy, tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ áy là tiếng vùng quê ấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, "cỏ áy" có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng "áy" ở Thái Bình đã vào văn chương "Truyện Kiều" và trở thành tuyệt vời.
Ví dụ nữa, ba chữ "bén duyên tơ" ở "Truyện Kiều". Thông thường, ta hiểu "bén duyên" có thể gần gũi với câu tục ngữ "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là "tơ bén". Nếu chỉ viết "bén duyên" không thì còn có thể ngờ, chứ "bén duyên tơ" thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!
(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)
Trả lời:
a) Qua đoạn trích, tác giả gửi gắm thông điệp:Tiếng Việt có khả năng diễn tả phong phú, vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng và phát triển nó. Muốn phát huy khả năng của Tiếng Việt, mỗi cá nhân cần không ngừng trau dồi ngôn ngữ, trau dồi vốn từ.
b)
c) Nguyên nhân của những hiện tượng mắc lỗi như trên là do người viết/ nói chưa hiểu rõ, cặn kẽ nghĩa và cách dùng từ, tức là “không biết dùng tiếng ta”.
Như vậy, để “biết dùng tiếng ta” thì chúng ta trước hết cần phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ.
d) Những bài học rút ra từ đoạn trích trên:
Bài 1. Luyện tập đọc hiểu
a) Đọc văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
b) Tìm hiểu văn bản
(1) Chỉ ra nội dung chính và nhận xét về kết cấu của đoạn thơ theo gợi ý sau
Trả lời:
=> Kết cấu bài thở hợp lí, chặt chẽ.
(2) Khung cảnh thiên nhiên được thể hiện như thế nào trong sáu câu thơ đầu? Trong không gian đó, tâm trạng của Kiều ra sao? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
Trả lời:
Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:
Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều:
=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.
(3) Nỗi nhớ thương của Kiều hướng tới những ai? Nỗi nhớ thương đó được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Nhận xét về Thúy Kiều từ những nỗi niềm thương nhớ đó.
Trả lời:
Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng, Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm trong tình yêu, thì khi nhớ tới cha mẹ lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng. Những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó:
“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Câu thơ có hai cách hiểu
Tấm lòng Kiều nhớ thương Kim Trọng không bao giờ phai mờ, nguôi quên.
Tấm lòng của Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm cho hoen ố, phải gột rửa đến bao giờ cho sạch.
=> Trong cảnh ngộ bơ vơ nơi góc bể chân trời, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo, người có lòng vị tha đã trân trọng.
(4) Sự tinh tế và tài năng của Nguyễn Du thể hiện như thế nào khi khắc họa nỗi niềm thương nhớ của Kiều?
Trả lời:
Khi khắc họa nỗi nhớ của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du để Kiều nhớ Kim trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Kiều nhớ đến Kim Trọng trước vì trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã phải bán mình chuộc cha. Như vậy, Kiều đã đền đáp phần nào ơn sinh thành cho cha mẹ. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nàng phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ với Kim Trọng. Nàng vẫn luôn đau đớn vì mình đã phản bội lại lời hẹn ước. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Như vậy, Nguyễn Du đã để Kiều nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của con người, thể hiện sự tinh tế và tài năng của tác giả.
(5) Bức tranh thiên nhiên trong 8 câu cuối của đoạn trích được miêu tả với những hình ảnh gì? Những hình ảnh đó đã góp phần thể hiện những trạng thái cảm xúc của Kiều như thế nào?
Trả lời:
8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Cảnh vật ở đây là cảnh thực, là bức tranh quanh lầu Ngưng Bích. Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều:
=> Mỗi hình ảnh, mỗi một ngôn từ miêu tả thiên nhiên đều mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm trạng đau buồn và số phận đau khổ của Kiều.
(6) Theo em, đặc sắc về nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối là gì? Hãy sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định quan điểm của em.
Trả lời:
2. Luyện tập trau dồi vốn từ
a) Hoàn thành việc sắp xếp các từ sau vào 3 cột cho phù hợp với từng nét nghĩa của tiếng đồng
đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng giao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, đồng tiền
b) Phân biệt nghĩa của các từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó
c) Cùng nói về màu xanh nhưng ở mỗi đoạn trích, Nguyễn Du lại có cách diễn đạt khác: xanh, xanh xanh. Phân tích sự khác nhau về ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của những từ ấy, qua đó chỉ ra dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du.
(1) Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d) Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau:
Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:
1. Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy mà viết.
2. Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.
3. Thấy: Mình phải đi đến xem xét, mà thấy.
4. Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, báo chí nước ngoài.
5. Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã học được, thì chép lấy để dùng mà viết […].
(Hồ Chí Minh, Cách viết, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)
Dựa theo ý kiến trên, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ. Trình bày theo dạng sơ đồ), sau đó cùng trao đổi với bạn để thống nhất câu trả lời.
Trả lời:
a)
b)
(1) xấu xa/ xấu xí
Ví dụ: Mã Giám Sinh là một tên buôn người xấu xa và trơ trẽn.
Ví dụ: Bức tranh này trông thật xấu xí.
(2) tay trắng/ trắng tay
Ví dụ: Anh ấy quyết tâm xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Ví dụ: Vì lô đề, cờ bạc anh ấy đã thành kẻ trắng tay.
(3) kiểm điểm/ kiểm kê
Ví dụ: Cô giáo đang kiểm điểm những bạn vi phạm nội quy trong tuần.
Ví dụ: Nhân viên đang kiểm kê lại hàng trong kho.
(4) nhuận bút/ thù lao
Ví dụ: Tôi vừa nhận nhuận bút của bài thơ đăng trên báo “Văn nghệ” .
Ví dụ: Tháng này, tiền thù lao cho công nhân làm việc ca đêm tăng lên.
c) Sự khác nhau giữa hai đoạn trích thể hiện ở chính tâm trạng mà người trong đoạn trích cụ thể:
=> Dụng ý nghệ thuật của tác giả chính là muốn mượn cảnh ngụ tình, diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của nhận vật.
d)
Bài 3. Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự
Chọn một trong các đề sau:
- Đề 1: Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên.
- Đề 2: Kể lại giấc mơ gặp Kiều ở lầu Ngưng Bích và được nàng chia sẻ tâm trạng trong hoàn cảnh ấy.
- Đề 3: Tưởng tượng 20 năm nữa em về thăm quê trong dịp Thanh Minh. Kể lại với bạn về lần thăm quê đó.
Trả lời:
Đề 1: Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên.
Tôi là chiếc bút máy là người bạn không thể thiếu của mỗi cô cậu học sinh,được trở thành người bạn đồng hành của cô chủ nhỏ, tôi cảm thấy bản thân mình thật có ích. Một lần, vào một buổi trưa hè, khi mọi người đang nghỉ ngơi, tôi cũng đang liu riu chìm vào giấc ngủ, chợt nghe thất tiếng khóc khe khẽ phát ra ở phía tủ. Tôi thấy lạ lùng. Ai đang khóc thế nhỉ? Tôi bèn lay chị tẩy thức giấc. Chị ấy cũng nghe thấy tiếng khóc thút thít phát ra từ phía đó như tôi. Vậy là chúng tôi đánh bạo tiến về nơi đang phát ra tiếng khóc ỉ ôi đó.
Chúng tôi đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức trên mặt bàn học kê ở góc nhà. Hóa ra là bé sách. Cô bé đang khóc thút thít không ngừng. Chúng tôi bèn tiến đến hỏi han:
Làm sao mà khóc ? Có chuyện gì buồn nói cho anh chị nghe nào ! Anh chị có thể giúp gì em chăng ?
Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể :
Em buồn lắm anh chị ơi ! Anh chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em ... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chẳng ai biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì ... em đâu có được gặp lại mọi người...
Tôi và chị tẩy nhìn con bé khóc mà không khỏi tội nghiệp. Cô chủ nhỏ của chúng tôi rất hiền lành, nhưng lại hay quên. Đồ đạc để đâu thường không nhớ. Thế nên mới gây ra sự tình hay mất bút, mất vở. Đặc biệt là trong mấy tháng hè này, cô chủ nhỏ ham chơi, có bao giờ chịu mở sách ra làm bài đâu. Đến như tôi, cô chủ còn không dùng đến để viết lách, để quẳng một chỗ thì làm gì có chuyện cô ấy soạn sách, xếp gọn đồ đạc.
Chị tẩy nhẹ nhàng tiến đến chỗ bé sách vừa đỡ con bé, vừa kiểm tra xem con bé có bị thương ở đâu không.
Sách thút thít kể:
Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem ! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm anh chị ạ ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường cùng cô chủ với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các cô chủ trong học tập. Mới đầu em được cô chủ giữ gìn, nâng niu. Đầu năm học, em còn được cô chủ mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, cô chủ nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, cô chủ đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Vào kì nghỉ hè, em cứ nghĩ chị được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi nhưng nào ngờ một lần không mai chị ấy làm em rơi xuống đất, nhưng lúc ấy chị ấy vội đi chơi, liền quên mất em, thế là đêm hôm ấy, em bị lũ chuột tha vào xó tủ. Một mình em chống chọi với lũ gián, lũ chuột. Em những tưởng mình sẽ làm mồi ngon cho lũ mối. Nhưng may sao bà đã nhặt em lên, phủi bụi rồi đặt em lên bàn. Thế mà chị chẳng hay biết tí gì!. Hu...hu
Giọng kể của cuốn sách vừa buồn tủi vừa pha chút giận hờn, trách móc. Trách là đúng lắm. Tất cả là do cái tính không cẩn thận, hay quên của cô chủ. Tôi cùng chị tẩy ngồi bên an ủi cô bé:
Không phải chị chủ không để ý đến em đây, chị ấy đi du lịch, đợi khi chị chủ trở về sau kì nghỉ, chúng ta sẽ thưa chuyện với chị, để chị ấy thay cho em chiếc áo mới, và học cách giữ gìn đồ đạc hơn nhé. Hôm trước khi đi, anh chị thấy chị ấy cuống cuồng tìm em để mang đi mà không thấy. Có lẽ sau bài học mất em này, chị ấy sẽ nhận ra được lỗi mình cần sửa.
Qủa thật, đúng như những gì chúng tôi nói, mấy hôm sau khi trở về, cô chủ thấy bé sách lem nhem trên mặt bàn và nghe câu chuyện chúng tôi kể, cô bé gãi đầu ngượng ngùng xin lỗi, thay cho bé sách một bộ áo mới, sạch sẽ, gọn gàng và hứa với chúng tôi về sau sẽ thật cẩn thận hơn
Bài 1. Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” (cỏ thơm liền với trời xanh - trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Trả lời:
=> Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí.
Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đốn cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.
Bài 2. Đọc các câu thơ và thực hiện yêu cầu
(1) Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
(2) Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
(3) Nhìn càng lã chã giọt hồng,
Rỉ tai, nàng mới giãi lòng thấp cao.
(4) Nàng càng giọt ngọc như chan
Nỗi lòng luống những bàng hoàng niềm tây
(5) Giọt châu lã chã khôn cầm,
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương.
(6) Dòng thu như xối cơn sầu,
Dứt lời, nàng cũng gieo đầu một bên.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Liệt kê các từ đồng nghĩa | Giải thích nghĩa | Nhận xét về tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du |
|
|
Trả lời:
Liệt kê các từ đồng nghĩa | Giải thích nghĩa | Nhận xét về tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du |
Châu sa, lệ hoa, giọt hồng, giọt ngọc, giọt châu, dòng thu | Đều chỉ nước mắt | Tác giả Nguyễn Du có một vốn từ vô cùng phong phú, đặc sắc |
Sưu tầm một số đoạn thơ (ngoài những đoạn trong sách Hướng dẫn học Ngữ Văn 8 tập 1) tả cảnh mùa xuân, tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều .Trao đổi với bạn bè về giá trị đặc sắc của một trong những đoạn thơ đó.
Trả lời:
“Gió chiều như gợi cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu”
Diễn tả tâm trạng Kiều khi theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri , lòng buồn hiu hắt như hàng lau bên vệ đường.
“Mảnh trăng đã gác non đoài
Một mình luống những đứng ngồi chưa xong”
Tâm trạng thất vọng não nề , muốn gieo mình xuông sông Tiền Đường cho rũ nợ trần, tâm sự của Kiều cũng như mảnh trăng sắp tàn , chẳng còn chút gì lưu luyến nơi thế gian.