Soạn SBT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Bài tập Viết

Hướng dẫn giải Bài 7 Bài tập Viết, sách bài tập Ngữ văn 8 Cánh diều tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Thế nào là phân tích một tác phẩm thơ? Để viết được bài văn phân tích một bài thơ, em cần chú ý những gì?

Hướng dẫn trả lời:

Phân tích một bài thơ: là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy. Khi phân tích thơ, chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:

- Cuộc đời tác giả

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: sáng tác năm nào, gắn với sự kiện lịch sử gì nổi bật

- Thể thơ: lục bát, thất ngôn bát cú, tự do, thơ 5 chữ,...

- Hình ảnh thơ: Ví dụ như hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Mĩ trong “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hình ảnh người bà trong “Bếp lửa”.

- Chi tiết thơ

- Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lý…

- Vần (nhịp) thơ.

- Ngôn ngữ thơ: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !... => tất cả đều có dụng ý của tác giả).

- Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để tìm ý cho bài cảm nhận của mình. Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu...

Câu 2: Kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm thơ giống và khác kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm truyện (Bài 6) như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Giống nhau: Cả hai kiểu bài đều thuộc dạng phân tích một tác phẩm văn học, vì thế cần chú ý yêu cầu phân tích từ nội dung đến hình thức, thấy được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

- Khác nhau: Mỗi kiểu bài yêu cầu người viết cần chú ý đặc trưng thể loại cụ thể; ví dụ, cũng là yêu cầu nhận biết và chỉ ra tác dụng của hình thức nghệ thuật nhưng các yếu tố hình thức của thơ khác với văn xuôi. Vì thế, bên cạnh các yếu tố chung, cần nắm được các yếu tố hình thức nổi bật của thơ. Ngoài ra, đặc trưng thơ và truyện cũng khác nhau, một bên là trữ tình, một bên là tự sự.

Câu 3: Từ đề văn trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 48): Phân tích bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương, hãy phát triển nội dung các ý đã nêu trong phần thân bài.

Hướng dẫn trả lời:

a. Hai câu đề

Nhà nước ba năm mở một khoa: lời thông báo, giới thiệu của tác giả về quy định bình thường của lệ thi cử nước nhà xưa nay.

Trường Nam thi lẫn với trường Hà: Vốn là hai nơi khác nhau, hai trường thi khác nhau, nhưng năm nay thí sinh của hai trường này lại ngồi trộn lẫn với nhau.

Từ "lẫn" diễn tả khung cảnh nhốn nháo, ô hợp của trường thi, đối lập với sự trang nghiêm cần có trong một kì thi hương quan trọng của triều đình.

→ Dẫn dắt vào bối cảnh của kì thi một cách tài tình, độc đáo, phần nào phản ánh được thực trạng kì thi lúc bấy giờ.

b. Hai câu thực

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ: Sĩ tử" là những người đi thi, đáng ra phải trông thật nho nhã, trang trọng, vậy mà ở đây toàn thấy là sự luộm thuộm, lôi thôi. Đảo chữ "lôi thôi" lên đầu câu để nhấn mạnh cái sự nhếch nhác của các sĩ tử trong mùa thi hương lần này → gợi lên sự xiêu vẹo, sự đổ gãy, lếch thếch của những kẻ sau này vốn sẽ trở thành những trụ cột tương lai của đất nước.

Ậm ọe quan trường miệng thét loa: Cái âm thanh "ậm ọe" ấy chỉ là những thanh âm ú ớ, không rõ tiếng rõ lời, nhưng lại được gân lên bằng sự la lối của đám quan lại trường thi. Sự trang trọng trong việc gọi tên vào thi của kì thi hương ấy đã bị những kẻ làm quan kia lấn át, làm lu mờ bởi sự phách lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi mà chẳng có chút thực quyền nào.

→ Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật lên khung cảnh của trường thi. Nhưng trong đó, người ta thấy không chỉ là bóng dáng của trường thi với kì thi hương mà còn thấy khung cảnh hỗn tạp, nhốn nháo của đất nước khi rơi vào tình nửa thực dân nửa phong kiến.

c. Hai câu luận

Hình ảnh của một "ông Tây" với "bà đầm" phản ánh thật đúng với cái tình cảnh của nước ta thời bấy giờ: người dân trở thành nô lệ, triều đình là một bức bình phong còn thực quyền ở trong tay người Pháp.

Tú Xương đặt cái "váy" của bà đầm và cái "lọng" của ông quan Tây được đặt ngang bằng, ghép hai hình ảnh đó lại, người ta thấy đó là mỉa mai đầy châm biếm

Từ "quan sứ" để nói về ông quan tây nhưng lại dùng từ "mụ đầm" khi nói về vợ của ông ta, đây chẳng phải là một sự khinh bỉ, một sự "chơi xỏ" mà Tú Xương dành cho viên Toàn quyền Pháp.

d. Hai câu kết

"Đất Bắc" vốn là từ chỉ Hà Nội, là nơi hội tụ của ngàn năm kinh đô, là nơi của bậc đế vương ngự trị.

"Nhân tài" ở đây là một từ phiếm chỉ, là những kẻ đã từng một lần mơ ước được bước qua cánh cửa thi hương này và cũng là những kẻ đã từng đặt chân đến đây hãy nhìn xem "cảnh nước nhà".

→ Lời thơ như một tiếng than đau xót vô vàn của Tú Xương khi mắt phải nhìn thấy đất nước đang dần rơi vào tay giặc.

Câu 4: Để rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ, em cần chú ý những gì?

Hướng dẫn trả lời:

Để rèn luyện kỹ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ, chúng ta cần chú ý những yếu tố sau đây:

  • Phân tích âm điệu và nhịp điệu: Xem xét các yếu tố âm thanh trong bài thơ như nguyên tắc vần, nhịp điệu, ngọng giọng, sự lặp lại âm tiết.
  • Phân tích kiểu câu: Xem xét loại câu được sử dụng trong bài thơ (câu trực tiếp, câu kép, câu ghép...) và cấu trúc câu (đơn giản, phức tạp, song song...). 

  • Phân tích thể thơ: Nhận biết và nghiên cứu các hình thức thơ như tứ tuyệt, lục bát, thất ngôn tứ tuyệt... Các hình thức này có cấu trúc và quy tắc riêng, góp phần vào việc tạo nên sự độc đáo của bài thơ.

  • Phân tích ngôn ngữ và hình ảnh: Tìm hiểu các từ ngữ, cụm từ và hình ảnh được sử dụng trong bài thơ. Xem xét ý nghĩa, hình tượng và tác động mà chúng mang lại. Ngôn ngữ và hình ảnh có thể tạo ra những hình dung, cảm xúc và ý niệm đặc biệt trong lòng người đọc.

  • Phân tích kỹ thuật sử dụng của nhà thơ: Nghiên cứu sự sắp xếp của các yếu tố trên như âm điệu, kiểu câu, thể thơ và ngôn ngữ để hiểu cách mà nhà thơ sử dụng chúng để tạo ra tác động trực tiếp lên độc giả.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 Cánh diều , Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều tập 2, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 CD Bài 7 Bài tập Viết

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 2 cánh diều

BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com