Soạn siêu ngắn Hoạt động trải nghiệm 11 CTST bản 1 chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo bản 1 chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

CHỦ ĐỀ 4 THAM GIA TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về sự tự tin trong sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình

Câu 1: Giải thích lí do vì sao các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình bởi: có thể gắn kết được các thành viên trong gia đình, giúp xây dựng được thói quen làm việc ngăn nắp và có kế hoạch từ đó có thể thấu hiểu, hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống.

Câu 2: Chia sẻ các công việc trong gia đình mà em đã tự tin hoặc chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp thực hiện.

Hướng dẫn trả lời:

Các công việc trong gia đình mà em đã tự tin/ chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp thực hiện:  

Tự tin

Chưa tự tin

Dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp thời gian hợp lý để đi thăm người thân, chăm sóc cây cối,…

Nấu ăn chưa được ngon, sửa đồ hỏng trong nhà,…

Câu 3: Chỉ ra những kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình.

Hướng dẫn trả lời:

Những kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình: kỹ năng tổ chức cuộc sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý,…

Nhiệm vụ 2. Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình

Câu 1: Thảo luận cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ chức cuộc sống gia đình tốt hơn

Hướng dẫn trả lời:

Cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ chức cuộc sống gia đình tốt hơn: 

  • Liệt kê công việc 

  • Phân loại công việc 

  • Lập lịch 

  • Phân chia công việc gia đình 

  • Đánh giá và điều chỉnh.

Câu 2: Thực hành sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình em vào những dịp lễ, tết, kì nghỉ,...

Hướng dẫn trả lời:

Vào dịp Tết nguyên đán, em có thể sắp xếp công việc gia đình như sau: 

  • 25 Tết: Dọn dẹp nhà cửa

  • 27 Tết: Mua bánh kẹo tết

  • 29 Tết: Mua hoa Tết, làm bánh chưng

  • 30 Tết: Cắm cành đào, chuẩn bị bữa cơm tất niên

  • Mùng 1 Tết: Sáng ở nhà cùng gia đình, chiều đi chúc Tết gia đình bên nội

  • Mùng 2 Tết: Cùng gia đình đi chúc Tết gia đình bên ngoại

  • Mùng 3 Tết: Đi du xuân với bạn bè, chúc tết thầy cô

Câu 3: Chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình là: 

  • Vai trò giới tính truyền thống

  • Quan điểm về bình đẳng

  • Thời gian làm việc không đồng nhất

  • Năng lực của mỗi người là khác nhau,…

Nhiệm vụ 3. Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

Câu 1: Thảo luận về các cách giúp thấu hiểu để quan tâm, chăm sóc người thân.

Hướng dẫn trả lời:

Để thấu hiểu để quan tâm, chăm sóc người thân, ta có thể thực hiện những cách sau: bình tĩnh, lắng nghe sự chia sẻ của người thân, đặt mình vào vị trí của những người thân yêu, dành thời gian cho họ,…

Câu 2: Thảo luận và xác định những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình.

Hướng dẫn trả lời:

Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình là: lắng nghe, chia sẻ với các thành viên trong gia đình; tôn trọng và có trách nhiệm với phần công việc của mình; hỗ trợ, chia sẻ với người thân các công việc; thể hiện tình yêu thương thường xuyên với những người thân yêu,…

Câu 3: Đóng vai nhân vật trong tình huống dưới đây để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

Tình huống 1: Ngoài học tập trên lớp, N còn tham gia học nhóm, sinh hoạt Câu lạc bộ Nghệ thuật vào các buổi chiều trong tuần và thứ Bảy. Công việc nhà thường chỉ có mẹ làm mỗi ngày, bố cũng hay đi làm về muộn. Mấy hôm nay mẹ ốm, nhà của bề bộn, không có người lo cơm nước, phần lớn các bữa ăn N và bố chỉ chuẩn bị qua loa. N cần quan tâm thường xuyên hơn tới gia đình bằng cách nào?

Tình huống 2: Ông nội từ quê lên khám bệnh và nghỉ ngơi ở nhà Q vào đúng dịp bố nhiều việc nên thời gian để trò chuyện, đưa ông đi chơi cũng ít hơn. Q nghĩ: “Nhà mình ở chung cư, không có vườn để ông chăm sóc, hàng xóm thì đi làm cả ngày ít người để trò chuyện, chắc ông nhớ quê rồi. Mình có thể làm gì mỗi ngày đề ông vui hơn nhỉ?" Nếu là Q em sẽ làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là N, em sẽ thực hiện những việc sau:

  • Em sẽ sắp xếp thời gian để giúp mẹ trong việc nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa. Em có thể thức dậy sớm hơn hoặc dành một số thời gian sau khi học nhóm để làm việc nhà.

  • Em sẽ hỏi mẹ về cách nấu các món ăn gia đình thường ăn để có thể tự nấu khi mẹ không khỏe.

  • Em sẽ thảo luận với bố về việc chia sẻ công việc nhà, có thể nhờ bố giúp đỡ khi em không có ở nhà.

Tình huống 2: Nếu là Q, em sẽ thực hiện những việc sau:

  • Em sẽ dành thời gian trò chuyện với ông nội mỗi ngày, nghe ông kể về cuộc sống ở quê và chia sẻ với ông về cuộc sống của tôi.

  • Em sẽ đưa ông đi dạo quanh khu chung cư hoặc công viên gần nhà, giới thiệu ông với hàng xóm và bạn bè của em.

  • Em sẽ tìm hiểu về sở thích của ông, có thể mua một số cây cảnh để ông có thể chăm sóc ngay trong nhà.

Câu 4: Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi được quan tâm, chăm sóc thường xuyên

Hướng dẫn trả lời:

Khi được người thân quan tâm, chăm sóc thường xuyên, cm cảm thấy rất vui và hạnh phúc, em tự nhủ sẽ học hành và công tác thật giỏi để không làm gia đình thất vọng.

Nhiệm vụ 4. Phân tích những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình và cách hóa giải

Câu 1: Xác định những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình là: bố - mẹ, ông bà – bố mẹ, anh - chị - em, …

Câu 2: Phân tích nguyên nhân của các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên nhân của các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình: 

  • Khác biệt là quan điểm sống, tuổi tác, giới tính, tính cách, sở thích, công việc. 

  • Tranh giành lợi ích, quan điểm khác biệt. 

  • Mâu tuẫn về vấn đề tiền bạc, tài chính. 

  • Mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái giữa bố và mẹ hoặc ông bà với bố mẹ. 

Câu 3: Thảo luận cách hóa giải mâu thuẫn và xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Cách hóa giải mâu thuẫn và xung đột trong gia đình: 

  • Trò chuyện thẳng thắn trong gia đình rằng mình muốn gì 

  • Đặt mình vào vị trí của người khác

  • Chịu trách nhiệm và ngừng đổ lỗi 

  • Tìm ra giải pháp chung 

  • Lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của nhau

  • Thay đổi bản thân.

Nhiệm vụ 5. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Câu 1: Nhận diện mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra trong gia đình được mô tả qua các hình ảnh và đưa ra cách giải quyết

Câu 1: Nhận diện mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra trong gia đình được mô tả qua các hình ảnh và đưa ra cách giải quyếtCâu 1: Nhận diện mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra trong gia đình được mô tả qua các hình ảnh và đưa ra cách giải quyết

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái khi con để nhà cửa bừa bộn, không gọn gàng ngăn nắp mà không chịu dọn dẹp.

=> Cách giải quyết: Sắp xếp lại đồ đạc, dọn dẹp lại nhà cửa, để đồ vào đúng vị trí.

Tình huống 2: Mâu thuẫn giữa bố và mẹ khi người bố về muộn, để cả nhà chờ cơm quá lâu.

=> Cách giải quyết: Bố nên báo trước với gia đình là về muộn hoặc không về ăn cơm, hoặc mẹ và con thông cảm cho bố.

Tình huống 3: Mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình khi mỗi thành viên làm một việc, không quan tâm đến nhau.

=> Cách giải quyết: Gia đình cần có một buổi nói chuyện để các thành viên ngồi lại và tâm sự với nhau, trò chuyện cùng nhau để gắn kết hơn

Tình huống 4: Mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình khi tất cả mọi người đang tập trung dọn dẹp nhà cửa thì một thành viên ngồi trên ghế bấm điện thoại. 

=> Cách giải quyết: Mọi người cần nhắc nhở thành viên làm việc nhà cùng mọi người.

Câu 2: Thực hành hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống.

Tình huống 1: Chiều muộn, bố đi làm về với khuôn mặt tư lự, mệt mỏi, ông đi lên phòng, thấy con gái đang mải mê vào mạng xã hội mà chưa nấu cơm. Bố bực bội quát lên: “Ngày nào bố cũng thấy con chơi thì thi cử thế nào! Việc nhà thì bỏ bê,...

Tình huống 2: Này T, hôm trước mẹ mắng tớ: "Nhà có hai mẹ con, mẹ hỏi gì thì trả lời, không chủ động chia sẻ việc học tập và bạn bè trên lớp với mẹ, cứ thích làm theo ý kiến riêng." Cậu có thường chia sẻ với mẹ không? Làm như thế nào để mẹ hiểu mình nhỉ?

Tình huống 3: Mấy hôm nay mẹ giận bố vì bố đã nhận lời đi du lịch cùng với các gia đình bạn của mẹ theo kế hoạch đặt ra từ trước, nhưng sau bố lại đổi ý để đi chơi với gia đình bên nội. Mẹ nói sẽ không thay đổi kế hoạch, còn tuỳ bố quyết định. Không biết mình nên đi du lịch cùng mẹ hay đi cùng bố. Mình vẫn chưa biết làm sao để giải quyết việc này.

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Con gái nên thảo luận với bố về việc chia sẻ trách nhiệm trong gia đình. Cô ấy có thể giải thích rằng cô ấy cũng đang cố gắng học hành và cần sự hỗ trợ của bố. Đồng thời, cô ấy cũng nên hiểu rằng việc nhà là trách nhiệm chung và cần phải chia sẻ.

Tình huống 2: Bạn T nên thử chia sẻ nhiều hơn với mẹ về cuộc sống hàng ngày của mình, bao gồm việc học và bạn bè. Điều này không chỉ giúp mẹ hiểu rõ hơn về bạn, mà còn tạo ra một mối quan hệ gần gũi hơn giữa bạn và mẹ.

Tình huống 3: Trong tình huống này, bạn có thể thử nói chuyện với cả bố và mẹ để hiểu rõ hơn về quyết định của họ. Bạn cũng có thể đề xuất một giải pháp thỏa đáng, chẳng hạn như tổ chức hai chuyến du lịch riêng biệt hoặc lựa chọn một điểm đến mà cả gia đình đều thích.

Câu 3: Chia sẻ cách hoá giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình mà em biết hoặc đã tham gia hoá giải.

Hướng dẫn trả lời:

Cách hoá giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình mà em biết là: 

  • Tìm hiểu nguyên nhân của xung đột, từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp.

  • Thảo luận và lắng nghe nhau, thấu hiểu nhau.

  • Giải quyết vấn đề bằng cách thương lượng

  • Sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Nhiệm vụ 6. Tổ chức hoạt động chia sẻ, kết nối trong gia đình

Câu 1: Thiết kế hoạt động để chia sẻ, kết nối các thành viên trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Hoạt động để chia sẻ, kết nối các thành viên trong gia đình có thể là: cùng nhau ăn uống, xem phim, cùng nhau đi du lịch hoặc tham quan, cùng nhau làm việc và hỗ trợ lẫn nhau,…

Câu 2: Thực hiện hoạt động chia sẻ, kết nối các thành viên trong gia đình phù hợp với gia đình em

Hướng dẫn trả lời:

Từ những đề xuất trên, em có thể lựa chọn các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế để kết nối với các thành viên trong gia đình.

Câu 3: Chia sẻ cảm xúc của em và các thành viên trong gia đình khi thực hiện được các hoạt động chia sẻ, kết nối

Hướng dẫn trả lời:

Khi mình thực hiện được các hoạt động chia sẻ, kết nối, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc, bởi những việc làm đó giúp cho gia đình em tình cảm hơn và trở nên gắn kết với nhau hơn bao giờ hết.

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST bản 1 chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình, giải sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST bản 1siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com