Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 CTST chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 KNTT chủ đề 4 Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. Tìm hiểu về sự tự tin trong sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình

a. Giải thích lí do vì sao các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình vì nó:

- Giảm thiểu những căng thẳng trong gia đình.

- Gắn kết được các thành viên trong gia đình.

- Xây dựng được thói quen làm việc ngăn nắp và có kế hoạch.

- Thấu hiểu và hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống.

b. Chia sẻ các công việc trong gia đình mà em đã tự tin hoặc chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp thực hiện

HS cần tích cực thể hiện sự tự tin trong tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình. Những điểm chưa tự tin thực hiện, HS cần học hỏi, rèn luyện và khắc phục để hoàn thành thật tốt công việc trong gia đình.

c. Chỉ ra những kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình

Một số kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình:

- Kĩ năng tổ chức cuộc sống

- Kĩ năng quản lí thời gian

- Kĩ năng giữ gìn nền nếp truyền thống gia phong.

- Kĩ năng chăm sóc và quan tâm đến người thân.

- ...

2. Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình

a. Thảo luận cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ chức cuộc sống gia đình tốt hơn

Để sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình trong tổ chức cuộc sống gia đình, mỗi người cần liệt kê công việc cá nhân, công việc gia đình để xác định thời gian thực hiện phù hợp.

b. Thực hành sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình em vào dịp lễ, tết, kì nghỉ,...

Vào dịp lễ, tết, kì nghỉ,... HS có thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn và có thời gian ở nhà. Đây cũng là lúc mỗi người có kế hoạch riêng cho những chuyện đi chơi cùng gia đình hoặc những bữa ăn quây quần bên nhau. 

-> Thời gian lí tưởng để sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình.

c. Chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình:

- Đặc điểm công việc và thời gian làm việc của các thành viên trong gia đình; 

- Thói quen sinh hoạt, tập thể thao,...;

- Những việc đột xuất,...

3. Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

a. Thảo luận về cách giúp thấu hiểu để quan tâm, chăm sóc người thân

Cách giúp thấu hiểu để quan tâm, chăm sóc người thân:

- Bình tĩnh lắng nghe chia sẻ của người thân.

- Đặt mình vào vị trí người thân.

- Quan sát, hành vi, ngôn ngữ cơ thể của người thân để hiểu thực sự họ muốn gì.

- Chủ động trao đổi, chia sẻ.

- Dành thời gian cùng thực hiện/ tham gia các hoạt động cùng người thân.

- ...

b. Thảo luận và xác định những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình:

- Chủ động thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể.

- Lắng nghe, chia sẻ với các thành viên trong gia đình.

- Tôn trọng và có trách nhiệm với công việc nhà được giao.

- Hỗ trợ, chia sẻ với người thân trong công việc, hoạt động cần giúp đỡ.

- ...

c. Đóng vai nhân vật trong tình huống dưới đây để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân

HS cần tích cực, thường xuyên thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc tới những người thân. Dù là việc làm nhỏ cũng góp phần xây dựng mái ấm gia đình trở nên hạnh phúc hơn.

d. Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi được quan tâm, chăm sóc thường xuyên

Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình giúp mỗi HS nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong tổ chức và gìn giữ tình cảm gia đình.

4. Phân tích những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình và cách hóa giải

a. Xác định những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình

Trong gia đình, việc xảy ra mâu thuẫn, xung đột là điều khó có thể tránh khỏi. Tùy vào từng mức độ mà mỗi thành viên có cách để điều chỉnh và xử lí sao cho phù hợp.

b. Phân tích nguyên nhân của các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Nguyên nhân của các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình:

- Sự khác nhau về quan điểm sống

- Không đồng thuận trong mong muốn, nhu cầu giữa các thành viên.

- Tính trách nhiệm không được thể hiện đồng đều.

- Sự khác biệt về tính cách,..

- Thiếu sự chia sẻ và thấu hiểu

- ...

-> Mỗi gia đình có mâu thuẫn, xung đột khác nhau. Điều quan trọng là mọi người nhận biết được nguyên nhân của nó, đưa ra được giải pháp khắc phục những khúc mắc giữa các thành viên trong gia đình.

c. Thảo luận cách hóa giải mâu thuẫn và xung đột trong gia đình

Cách hóa giải mâu thuẫn và xung đột trong gia đình: 

- Nói cho mọi người trong gia đình biết mình muốn gì.

- Lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của nhau, thấu hiểu, nhường nhịn và chia sẻ.

- Bình tĩnh, ôn hoà, thảo luận cách thức thực hiện các nhu cầu hợp lí của các thành viên trong gia đình.

- Thống nhất cách mà các thành viên trong gia đình thấy hợp lí.

- Cam kết thực hiện theo thỏa thuận thống nhất.

5. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

a. Nhận diện mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra trong gia đình được mô tả qua các hình ảnh và đưa ra cách giải quyết

Mỗi thành viên là một nhân tố quan trọng trong việc xóa giảm mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Vì vậy, mỗi người cần thể hiện tốt trách nhiệm của mình trong xây dựng gia đình hạnh phúc từ những việc làm, cử chỉ nhỏ nhất.

b. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống

Trong từng trường hợp, tình huống mâu thuẫn, xung đột khác nhau, HS cần có những giải pháp hóa giải phù hợp, giữ được không khí vui vẻ của gia đình.

c. Chia sẻ cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình mà em biết hoặc đã tham gia hóa giải

Một số cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình:

- Tìm hiểu nguyên nhân của xung đột.

- Thảo luận và lắng nghe nhau.

- Giải quyết vấn đề bằng cách thương lượng.

- Sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

6. Tổ chức hoạt động chia sẻ, kết nối trong gia đình

a. Thiết kế hoạt động để chia sẻ, kết nối với các thành viên trong gia đình

HS cần mạnh dạn, tự tin tổ chức hoạt động kết nối, chia sẻ trong gia đình từ việc thực hiện những hoạt động, việc làm nhỏ nhất đến các hoạt động, việc làm cần nhiều thời gian, công sức hơn để hóa giải mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên trong gia đình hoặc tạo niềm vui cho những người thân trong gia đình.

b. Thực hiện hoạt động chia sẻ, kết nối với các thành viên trong gia đình

Thực hiện được các hoạt động để chia sẻ, kết nối với các thành viên trong gia đình giúp nâng cao giá trị tinh thần, tạo bầu không khí ấm áp của gia đình.

c. Chia sẻ cảm xúc của em và các thành viên khi thực hiện hoạt động chia sẻ, kết nối

 

Mỗi thành viên cùng nhau cố gắng thực hiện, thường xuyên chia sẻ, kết nối, bày tỏ yêu thương nhau để xây dựng một gia đình hạnh phúc hơn.

Tìm kiếm google: Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 CTST chủ đề 4 Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình, nghề lựa chọn, giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 sách CTST, giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 CTST chủ đề 4 Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net