Soạn siêu ngắn Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều chủ đề 1: Phòng, tránh bắt nạt học đường

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 bộ sách cánh diều chủ đề 1: Phòng, tránh bắt nạt học đường. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

CHỦ ĐỀ 1: PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

1. Dấu hiệu bắt nạt học đường

Câu hỏi: Chỉ ra những dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống sau:

Tình huống: 

M là một người trầm tính, nhút nhát. Một số bạn trong nước không ưa M, luôn tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay và không cho M cùng tham gia các hoạt động nhóm. M đã rất buồn vì cảm thấy bị cô lập.

- Chia sẻ những hiểu biết của em về biểu hiện và hậu quả của các hình thức bắt nạt học đường.

Hướng dẫn trả lời:

- Dấu hiệu: tỏ thái độ khó chịu, bị cô lập

- Biểu hiện: tác động vật lý, cô lập, nói xấu,…

- Hậu quả: ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, đời sống của nạn nhân

2. Cách phòng, tránh bắt nạt học đường

Câu hỏi: Thảo luận về những cách cần thiết để phòng, tránh bắt nạt học đường.

Hướng dẫn trả lời:

Có khả năng nhận biết tình huống – nguy cơ, chia sẻ với gia đình – người thân – người quen khi có những dấu hiệu, học các phương pháp phòng vệ cơ bản…

3. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

Câu hỏi: Đóng vai xử lí một số tình huống bắt nạt học đường

- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi xử lí tình huống:

+ Khi đóng vai người bắt nạt

+ Khi đóng vai người bị bắt nạt

+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt.

Hướng dẫn trả lời:

+ Khi đóng vai người bắt nạt : thích thú, vui vẻ, thoả mãn

+ Khi đóng vai người bị bắt nạt: sợ hãi, bồn chồn

+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt: sợ sệt, lo lắng

4. Cùng xây dựng trường học an toàn

Câu hỏi: Tổ chức phiên họp bản tròn với chủ đề Vì một trường học an toàn.

Gợi ý đóng vai các thành phần tham dự phiên họp:

+ Đại diện Ban giám hiệu nhà trường

+ Đại diện phụ huynh học sinh

+ Đại diện chính quyền địa phương

+ Đại diện các em học sinh

Cùng cam kết hành động để xây dựng trường học an toàn.

Hướng dẫn trả lời:

Trình bày lí do tổ chức phiên họp => đề cập thực trạng => hậu quả gây ra => đề xuất giải pháp => cam kết thực hiện 

HÃY TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SAU CHỦ ĐỀ 

01 Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:

01 Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:

02 Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:

01 Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:

- Em thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

- Em xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn

- Em xác định được dấu hiệu bắt nạt học đường

- Em rèn luyện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

- Em tích cực, chủ động tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.

Hướng dẫn trả lời:

Tự đánh giá: Rất tích cực – Hoàn thành tốt

Câu 1: Tình huống: M là một người trầm tính, nhút nhát. Một số bạn trong nước không ưa M, luôn tỏ ra khó chịu , nói xấu, tẩy chay và không cho M cùng tham gia các hoạt động nhóm. M đã rất buồn vì cảm thấy bị cô lập. Dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống là?

  • Tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay

  • Không cho M tham gia các hoạt động nhóm

  • Cả hai đáp án trên đều đúng

  • Đáp án khác

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 2: Biểu hiện của hình thức bắt nạt tinh thần học đường là?

  • Động chạm vùng nhạy cảm,....

  • Đánh, đấm, tát.....

  • Tẩy chay,nói xấu......

  • Chiếm đoạt tiền, đồ dùng....

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Tẩy chay,nói xấu......

Câu 3: Biểu hiện của hình thức bắt nạt thân thể học đường là?

  • Động chạm vùng nhạy cảm,....

  • Đánh, đấm, tát.....

  • Tẩy chay,nói xấu......

  • Chiếm đoạt tiền, đồ dùng.....

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Đánh, đấm, tát.....

Câu 4: Biểu hiện của hình thức bắt nạt tình dục học đường là?

  • Động chạm vùng nhạy cảm,....

  • Đánh, đấm, tát.....

  • Tẩy chay,nói xấu......

  • Chiếm đoạt tiền, đồ dùng.....

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Động chạm vùng nhạy cảm,....

Câu 5: Hậu quả của hình thức bắt nạt kinh tế học đường là?

  • Tổn thương thể chất,..

  • Buồn, suy nghĩ tiêu cực về bản thân,....

  • Lo sợ, không dám đến trường,.....

  • Xấu hổ, xa lánh mọi người

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Lo sợ, không dám đến trường,.....

Câu 6: Hậu quả của hình thức bắt nạt thân thể học đường là?

  • Tổn thương thể chất,..

  • Buồn, suy nghĩ tiêu cực về bản thân,....

  • Lo sợ, không dám đến trường,.....

  • Xấu hổ, xa lánh mọi người

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Tổn thương thể chất,..

Câu 7: Hậu quả của hình thức bắt nạt tinh thần học đường là?

  • Tổn thương thể chất,..

  • Buồn, suy nghĩ tiêu cực về bản thân,....

  • Lo sợ, không dám đến trường,.....

  • Xấu hổ, xa lánh mọi người

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Buồn, suy nghĩ tiêu cực về bản thân,....

Câu 8: Hậu quả của hình thức bắt nạt tình dục học đường là?

  • Tổn thương thể chất,..

  • Buồn, suy nghĩ tiêu cực về bản thân,....

  • Lo sợ, không dám đến trường,.....

  • Xấu hổ, xa lánh mọi người

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Xấu hổ, xa lánh mọi người

Câu 9: Khi em nghi ngờ mình có nguy cơ bắt nạt học đường thì cần?

  • Nhận diện tình huống có nguy cơ bắt nạt học đường

  • Chia sẻ với người tin trưởng nếu mình hoặc bạn có nguy cơ bị bắt nạt

  • Luôn có ít nhất một người biết em đang ở đâu và làm gì

  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Đâu là biện pháp để phòng, tránh bạo lực học đường?

  • Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhận thấy dấu hiệu của hành vi bắt nạt

  • Tích cực rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân

  • Tích cực học tập, tham gia các hoạt động tập thể

  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Dấu hiệu thường thấy của việc bạo lực học đường trong trường học là?

  • Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình

  • Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn

  • Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối

  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Đâu là việc không nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường?

  • Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức

  • Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt

  • Khôn giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt

  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Việc nên làm để tránh bắt nạt học đường là?

  • Kể lại với người em tin tưởng về việc bị bắt nạt

  • Bỏ đi hoặc kêu to nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt

  • Thể hiện thái độ “không chấp nhận khi bị bắt nạt” (nghiêm mặt, giật tay ra...)

  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Dấu hiệu của bắt nạt học đường là?

  • Một nhóm người cùng đánh hay nhục mạ một người

  • Người này cậy mình to khỏe hơn và bắt nạt người yếu hơn

  • Đánh bạn hoặc ném đồ dùng học tập của bạn

  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Để tránh trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường, em cần?

  • Không nên đi đến chỗ vắng một mình,..

  • Chia sẻ với người tin tưởng khi có nguy cơ bị bắt nạt học đường

  • Nhận diện được tình huống có nguy cơ bắt nạt học đường

  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn trả lời:

Chọn: Cả ba đáp án trên đều đúng

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 CD chủ đề 1: Phòng, tránh bắt nạt học đường, giải sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com