Soạn siêu ngắn kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn kinh tế pháp luật 11 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ một hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín mà em đã gặp hoặc nghe kể lại.

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo: 

Đánh cắp thông tin cá nhân: Một hành vi xâm phạm phổ biến là đánh cắp thông tin cá nhân của người khác, bao gồm thông tin trong thư tín, tin nhắn điện thoại, email hoặc các dữ liệu cá nhân khác. Điều này có thể xảy ra thông qua việc truy cập trái phép vào tài khoản điện tử của người khác, sử dụng phần mềm độc hại để theo dõi và lấy cắp thông tin, hoặc thậm chí lợi dụng vị trí, quyền hạn để thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người khác một cách trái phép.

KHÁM PHÁ 

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Câu hỏi: 

1/ Các chủ thể trong trường hợp 4 và 5 đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Vì sao?

2/ Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong đời sống hằng ngày. Theo em, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

1/ 

  • Trường hợp 4, chị N đã thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc tự ý bóc mở thư của người khác xem là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm bí mật riêng tư của người khác, do đó chị M từ chối đề nghị của các đồng nghiệp và liên hệ với nhân viên bưu chính để trả lại bức thư là đúng.
  • Trường hợp 5, X đã thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc X không tự ý mở xem nội dung các tin nhắn khác trong điện thoại tôn trọng quyền riêng tư của chị gái.

2/ 

- Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong đời sống hằng ngày: 

  • Bố mẹ không tự ý kiểm tra điện thoại của con;
  • Trẻ em không tự ý lấy điện thoại người lớn chơi; 
  • Không tự ý bóc thư người khác xem; 
  • Từ chối khi được bạn bè rủ xem trộm điện thoại của người khác...

- Ý nghĩa: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là cơ sở pháp lí để ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, hạn chế các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra. Quyển này cũng đảm bảo sự riêng tư, an toàn trong việc tìm kiếm, sử dụng, trao đổi thông tin của mỗi công dân, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Câu hỏi:

1/ Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

2/ Theo em, ngoài những hậu quả đã đề cập đến trong trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh họa.

3/ Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn trả lời:

1/ Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả:

  • Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí (phạt tiền, cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ) và các hậu quả khác như: gây ảnh hưởng đến tính mạng (tự sát), ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • Trường hợp 2, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (cụ thể là việc thợ sửa điện thoại chia sẻ hình ảnh, clip riêng tư trong điện thoại của K cho bạn bè cùng xem và bị một số người đăng tải lên mạng xã hội) đã khiến K bị nhiều người chê cười, công kích. K rất xấu hổ và không muốn giao tiếp với bất kì ai.
  • Trường hợp 3, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (cụ thể là việc T làm thất lạc bức thư của nhân viên Q nhưng im lặng không nói cho Q biết) đã khiến Q chậm trễ trong việc giải quyết công việc và chịu thiệt hại lớn về kinh tế.

2/ Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: 

  • Xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân; 
  • Gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính; 
  • Dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, gây rối loạn trật tự, an ninh xã hội;...

- Ví dụ: Việc xem trộm điện thoại của người khác có thể dẫn đến mâu thuẫn, cãi nhau, đánh nhau, thậm chí giết người, gây rối loạn an ninh trật tự...

3/ Tham khảo:

  • Trường hợp vi phạm: P và Q là bạn thân của nhau. Một lần, P đến nhà Q chơi, trong lúc Q đang ở ngoài sân, P thấy cuốn nhật kí của Q để trên bàn học, do tò mò nên P đã mở ra xem.
  • Bài học: Nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tin của công dân

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

"Cuối tuần, G về nhà bà ngoại chơi thì được hai người em họ rủ mở trộm khoá điện thoại của dì út để xem ảnh bạn trai của dì...O nhẹ nhàng yêu cầu anh trả lại điện thoại và nhắc nhở anh lần sau không nên tự ý xem trộm điện thoại của người khác."

1/ Trong những trường hợp trên, các bạn học sinh đã làm gì để thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

2/ Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Hãy kể những việc em đã làm để thực hiện tốt quyền này.

Hướng dẫn trả lời:

1/ 

  • Trường hợp 1, khi được hai người em họ rủ mở trộm khóa điện thoại của dì út để xem ảnh bạn trai của dì, G đã từ chối và giải thích cho các em hiểu việc xem trộm điện thoại của người khác là sai, nếu cố tình thực hiện có thể sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp 2, các HS của Trường Trung học phổ thông A đã tham dự hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về một số quyền tự do của công dân do trường và cơ quan công an huyện phối hợp tổ chức. Tại hoạt động, các bạn đã tích cực đặt câu hỏi để nâng cao hiểu biết, bổ sung những kĩ năng tích cực cho bản thân, góp phần thực hiện tốt các quy định của pháp luật bằng những hành vi phù hợp lứa tuổi.
  • Trường hợp 3, khi thấy anh họ đang cầm xem điện thoại của mình, O đã nhẹ nhàng yêu cầu anh trả lại điện thoại và nhắc nhở anh lần sau không nên tự ý xem trộm điện thoại của người khác. Việc làm của O như vậy là đúng.

2/ Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: 

  • Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dán; 
  • Tôn trọng quyền của người khác; tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; 
  • Phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;
  • Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về pháp luật trong cộng đồng và làm gương trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Những việc HS nên làm để thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: 

  • Không tự ý xem điện thoại, thư của người khác; 
  • Từ chối khi được người khác rủ xem điện thoại, thư của người khác; 
  • Yêu cầu người khác chấm dứt hành vi tự ý xem điện thoại, xem thư của mình...

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Theo em, các ý kiến sau đúng hay sai ? Vì sao ?  

a. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

b. Xem trộm thư mà không làm rách, không chiếm đoạt nội dung thư thì không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

c. Thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

d. Trong trường hợp cần thiết thì ai cũng có quyền kiểm tra tin nhắn, thư, điện báo của người khác.

Hướng dẫn trả lời:

a. Sai, vì HS dù còn nhỏ tuổi nhưng vẫn là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên vẫn có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

b. Sai, vì hành vi xem thư của người khác khi chưa có sự đồng ý là xâm phạm trái phép thư tín, xâm phạm đời sống riêng tư của người khác.

c. Đúng, vì thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là chấp hành quy định của pháp luật, ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép thư tín, điện thoại, điện tín, đảm bảo sự an toàn đời sống riêng tư của công dân. Việc này sẽ hạn chế những hậu quả xấu do hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây ra, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

d. Sai, vì chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và chỉ có các cơ quan có thẩm quyền mới được kiểm tra tin nhắn, thư, điện báo của người khác.

Câu 2: Các chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Vì sao?

a. Vào giờ ra chơi, khi thấy bức thư rơi ra từ ngăn bàn của bạn H cùng lớp, U đã nhặt lên và mở ra đọc, sau đó dùng keo dán kín và để lại chỗ cũ.

b. Y yêu cầu em trai không được cài mật khẩu điện thoại để thỉnh thoảng kiểm tra.

c. Anh Q nhắc nhở khách hàng xoá dữ liệu trên máy khi thu mua điện thoại cũ.

Hướng dẫn trả lời:

a. Hành vi của U đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc U tự ý mở thư của H ra đọc sau đó dùng keo dán kín và để lại chỗ cũ là xâm phạm trái phép đến bí mật thư tín của H và là hành vi gian dối, không phù hợp với đạo đức

b. Hành vi của Y là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Điện thoại của em trai là tài sản cá nhân, chứa đựng bí mật riêng tư của em, Y không có quyền tự ý kiểm tra.

c. Hành vi của anh Q đã thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc anh Q nhắc nhở khách hàng xoá dữ liệu trên máy khi thu mua điện thoại cũ sẽ giúp khách hàng tránh được nguy cơ bị lộ những thông tin riêng tư ra ngoài, bảo đảm sự an toàn thông tin của bản thân và tránh được những hậu quả không mong muốn.

Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

a. Ông M đang đi dạo trên bãi biển thì tháy có nhiều cảnh đẹp nên dùng điện thoại chụp ảnh làm kỉ niệm. Khi ông đang xem lại những bức ảnh đã chụp, một nam thanh niên tỏ thái độ tức giận đi tới yêu cầu ông đưa điện thoại để kiêm tra vì cho rằng ông đã quay phim, chụp lén bạn gái của mình. Ông M không đồng ý nhưng nam thanh niên vẫn xông vào giật điện thoại để xem. Khi phát hiện trong máy không có ảnh bạn gái mình, nam thanh niên ném trả điện thoại cho ông M và bỏ đi.

Theo em, hành vi của nam thanh niên trong tình huống trên có vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân hay không? Vì sao?

b. Em gái anh H năm nay vào lớp 10 và được bố mẹ mua tặng một chiếc điện thoại thông minh để tiện liên lạc. Anh H lo lắng em gái bị bạn xấu trên mạng dụ dỗ, lợi dụng nên khi cài đặt điện thoại cho em đã lén đồng bộ tắt cả thông tin trên máy vào tài khoản của mình để có thể kiểm tra và ngăn chặn những thông tin xấu.

Theo em, hành vi của anh H trong tình huống trên có vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân hay không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

a. Hành vi của nam thanh niên trong tình huống là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc nam thanh niên xông vào giật điện thoại của ông M để xem các hình ảnh trong máy là sự xâm phạm trái phép đến bí mật điện thoại của công dân, vi phạm quy định của pháp luật.

b. Hành vi của anh H trong tình huống là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Mặc dù xuất phát từ mục đích tốt nhưng việc anh H lén đồng bộ tất cả thông tin trên điện thoại của em gái vào tài khoản của mình là sự xâm phạm trái phép đến quyển bí mật riêng tư của em gái, việc làm này vi phạm quy định của pháp luật.

Câu 4: Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. M và T là hàng xóm và chơi rất thân với nhau. Từ nhỏ, hai bạn nhiều lần dùng chung đồ và luôn xem đó là chuyện bình thường. Tuần trước, M sang nhà T để rủ bạn đi chơi, trong lúc T đi thay đồ, M thấy điện thoại T có tin nhắn nên đã mở ra đọc và trả lời hộ bạn. Khi biết chuyện, T không vui và muốn góp ý để M không tự ý xem điện thoại của người khác.

Nếu là T, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để M hiểu và tôn trọng quyền được bảo mật điện thoại của công dân?

b. Chiều nay, N nhận được một bức thư, sau khi đọc xong N vội gấp, bỏ vào cặp sách rồi chạy đi đâu đó với gương mặt rất hoảng hốt. Một số bạn trong lớp lo lắng cho N nên định mở cặp lấy bức thư ra đọc xem nội dung thế nào. S cũng rất lo cho N nhưng S thấy việc tự ý đọc thư của người khác như vậy là không đúng. S băn khoăn không biết có nên ngăn cản các bạn hay không.

Nếu là S, trong trường hợp này em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín của công dân?

Hướng dẫn trả lời:

a. Nếu là T, em sẽ: nhẹ nhàng giải thích cho M hiểu về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, giải thích cho bạn hiểu việc cả hai đã lớn nên đều có những vấn đề riêng tư cần được tôn trọng, chia sẻ với bạn cảm giác không thoải mái khi bị người khác đọc tin nhắn và nhắc nhở bạn lần sau không nên tự ý xem điện thoại của mình. Hoặc em sẽ: tìm cơ hội lấy ví dụ nào đó có liên quan để khéo léo nhắc nhở bạn.

b. Nếu là S, em sẽ: 

  • Ngăn không cho các bạn mở cặp N lấy bức thư ra đọc, giải thích cho các bạn hiểu việc các bạn lo lắng và muốn tìm hiểu nguyên nhân sự việc để giúp đỡ N là việc tốt, tuy nhiên việc tự ý đọc thư của người khác là không đúng, xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân.
  • Khuyên các bạn nên báo lại sự việc với cô giáo chủ nhiệm để được hỗ trợ.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn lên kế hoạch và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân cho những người xung quanh.

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo: Bài luận tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Bí mật thư tín là gì? Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, khi xã hội và công nghệ hiện đại không ngừng phát triển thì các kiểu tội phạm cũng ngày càng chuyên nghiệp và tinh vi hơn thông qua các phương tiện điện tử, truyền thông. Trên thực tế, tình trạng tổ chức, cá nhân bị xâm phạm liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật thư tín, điện thoại…ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự xã hội. Pháp luật hình sự Việt Nam cũng quy định cụ thể về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. Mời bạn đọc đến với bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề pháp lý này.

* Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017).

1. Bí mật thư tín là gì?

Thư tín là văn bản chứa đựng những thông tin mà một người muốn báo cho một (hoặc nhiều) người khác biết. Theo nghĩa rộng nhất, thư tín là bất kì thông tin nào được ghi nhận dưới một hình thức vật chất nhất định và được chuyển từ một người (người gửi) sang một người khác (người nhận), theo ý chí của người gửi. Hình thức vật chất đó đồng thời cũng là phương thức bảo quản thông tin trong quá trình di chuyển từ người sang người.

Thời nay thì thư tín thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng hơn. Trong đó phải kể tới 4 hình thức trọng tâm:

– Thư viết trên giấy, là loại thư tín cổ điển. Thông tin được ghi nhận trên giấy có thể bằng chữ viết thông thường hoặc bằng một hệ thống kí hiệu quy ước giữa chủ thể gửi thông tin và chủ thể nhận thông tin (gọi là mật mã trong ngôn ngữ thông dụng)

– Thông tin có thể được chứa đựng trong băng, đĩa từ dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba;

– Thư được soạn thảo trên máy tính và gửi từ một địa chỉ điện tử đến một địa chỉ điện tử khác, thông qua mạng internet;

– Nhắn tin qua điện thoại, đây là việc để lại lời nhắn trên hộp thư thoại hoặc hộp tin nhắn của một số điện thoại. Lời nhắn trên hộp thư thoại tồn tại dưới dạng lời nói (lời đối thoại) được ghi âm.

Theo đó, bí mật thư tín được hiểu đơn giản là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, hông được nghe trộm điện thoại. Bí mật về thư tín là một quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Khoản 2 Điều 21 Hiến Pháp 2013 của nước ta như sau:

“Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

2. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín:

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định, hướng dẫn tại Điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017), cụ thể như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d)Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ)Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tìm kiếm google: soạn kinh tế pháp luật 11, giải kinh tế pháp luật 11 KNTT, soạn kinh tế pháp luật 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 KNTT mới

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net