Ôn tập kiến thức Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Ôn tập kiến thức Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN CỦA CÔNG DÂN

- Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 

- Mọi hành vi tự ý xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều bị nghiêm cấm. 

- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

2. HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN CỦA CÔNG DÂN

- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như: 

+ xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân; 

+ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân; 

+ gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính;...

- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

3. TRÁCH NHIỆM CỦA HS TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN CỦA CÔNG DÂN

- Học sinh:

+ cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân; 

+ tôn trọng quyền của người khác; 

+ tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; 

+ phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; 

+ tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về pháp luật trong cộng đồng và làm gương trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Kết nối bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, Kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 KNTT mới

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net