Soạn siêu ngắn kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 8 Văn hóa tiêu dùng

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn kinh tế pháp luật 11 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống bài 8 Văn hóa tiêu dùng. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc, thể hiện các giá trị văn hoá của con người Việt Nam, đã và đang có những tác động nhất định đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng. Xây dựng văn hoá tiêu dùng góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh và hội nhập.

Em có suy nghĩ gì về câu nói “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là sự thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”?

Hướng dẫn trả lời:

Câu nói "Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là sự thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc" là một khía cạnh quan trọng của văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam. Điều này thể hiện sự yêu quê hương và lòng tự hào về văn hóa, truyền thống, và sáng tạo của dân tộc. Hơn nữa, việc ủng hộ hàng Việt Nam còn đóng góp vào phát triển nền kinh tế nội địa và hội nhập quốc tế của đất nước. Điều này thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt Nam, góp phần xây dựng một xã hội hiện đại và hội nhập quốc tế.

KHÁM PHÁ

1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Hiện nay, người tiêu dùng quan tâm đến việc tiêu dùng của mình có gây tổn hại đến môi trường, xã hội hay không (từ khâu chọn nguyên vật liệu, vận chuyển, sản xuất đến thương mại, xử lí rác thải...). Bản thân người lao động trong các công ty cũng là người tiêu dùng hiện đại, ngày càng có ý thức về bảo vệ môi trường. Họ mong muốn được làm việc ở những công ty được đánh giá là có đạo đức, tôn trọng con người và môi trường. Điều này khiến các doanh nghiệp cũng có xu hướng xây dựng chiến lược kinh doanh đẩy mạnh sản xuất xanh, tạo "thương hiệu xanh", thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường,

(Khi phát triển xanh không chỉ là xu hướng, Tạp chí kinh tế Việt Nam, ngày 16-10-2022)

Xã hội ngày càng phát triển và thu nhập của người dân càng tăng thì khả năng tiêu dùng hàng cao cấp cũng theo đó mà nhân lên cùng với sự đa dạng về chủng loại, tính chất và quy mô. Xu hướng này kích thích phát triển các phân khúc thị trường mới, khiến cơ cấu thị trường trong nước được cải thiện theo hướng đa dạng và đồng bộ hơn, làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán cao, do đó, tăng tính hấp dẫn thị trường đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, việc tiêu dùng hàng xa xỉ quá mức so với thu nhập là một biểu hiện của sự lãng phí. Bởi vậy, việc tiêu dùng hợp lí là điều rất đáng được quan tâm.

(Tiêu dùng hợp lí, Tạp chí Cộng sản, ngày 10-6-2022)

Qua các thông tin trên, em hãy cho biết sự thay đổi của tiêu dùng có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế — xã hội.

Hướng dẫn trả lời:

- Trong thông tin 1: tác động tích cực đến kinh tế - xã hội 

  • Người tiêu dùng quan tâm đến việc tiêu dùng của mình có gây tổn hại đến môi trường, xã hội hay không => thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường.

  • Người lao động trong các công ty cũng mong muốn được làm việc trong các công ty có đạo đức, tôn trọng con người và môi trường => điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp hơn, gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội.

- Trong thông tin 2: Sự thay đổi của tiêu dùng vừa có tác động tích cực nhưng đồng thời cũng có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể:

  • Mặt tích cực: kích thích sự phát triển của phân khúc thị trường mới; khiến cơ cấu thị trường trong nước được cải thiện đa dạng và đồng bộ hơn; thu hút đầu tư; tạo thêm công ăn việc làm chi người lao động và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

  • Mặt tiêu cực: tạo nên sự lãng phí,…

2. Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng

a. Khái niệm văn hoá tiêu dùng

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Tết Nguyên đán của Việt Nam được ví như ngày hội mua sắm của người Việt. Không biết tự bao giờ, dịp Tết là khoảng thời gian người tiêu đùng sẵn sàng chi tiên vào nhóm sản phẩm cao cấp: quần áo, giày dép, thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả, cây cảnh, đồ trang trí,... Một số mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như lương thực (gạo tẻ ngon, gạo nếp, đỗ xanh,...) thực phẩm tươi sống (gà ta, thịt lợn, thịt bò,...) và bánh, mứt, kẹo, rượu, bia các loại, các loại đồ uống đóng hộp,... Truyền thống gói bánh chưng, bánh dày, chơi hoa cây cảnh, bày mâm ngũ quả là những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng Một Tết nên những ngày trước Tết không khí mua sắm rất nhộn nhịp. Điều đặc biệt trong những ngày Tết là mọi người từ già, trẻ, gái, trai đều mặc những bộ áo dài truyền thống hay những bộ trang phục đẹp nhất cùng nhau đi chúc Tết. 

(1) Qua thông tin trên, em hãy nêu những tập quán tiêu dùng của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán. Những tập quán này tạo nên nét đẹp văn hoá gì của dân tộc Việt Nam?

(2) Em hãy kể một số tập quán, thói quen tiêu dùng có văn hoá của người Việt Nam mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

(1) 

- Những tập quán tiêu dùng của người Việt trong dịp tết Nguyên đán:

  • Mua sắm nhiều loại hàng hóa dự trữ để phục vụ nhu cầu ngày Tết 

  • Nhu cầu tăng cao ở một số nhóm sản phẩm mang tính “truyền thống” như: gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh, bánh mứt, thịt lợn, thịt gà… Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi tiền vào nhóm sản phẩm cao cấp.

- Những tập quán tiêu dùng này không chỉ thể hiện sự chuẩn bị cẩn thận cho dịp lễ đã góp phần khiến không khí ngày tết trở nên nhộn nhịp, tươi vui.

(2) Một số tập quán và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam:

  • Mua sắm nhiều hàng hóa dự trữ để phục vụ cho việc thờ cúng trong các dịp lễ, tết. 

  • Mua sắm tại các chợ truyền thống: chợ làng, chợ huyện, chợ tại khu dân cư,… mặc dù hệ thống cửa hàng, siêu thị hiện đại đã được mở rộng trên cả nước.

  • Thói quen tiêu dùng “tiết kiệm” (đặc biệt là cư dân ở vùng nông thôn).

b) Vai trò của văn hoá tiêu dùng

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin sau kết hợp với các thông tin ở mục trên để trả lời câu hỏi:

Chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố "xanh", lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, sẵn sàng chỉ trả cho những sản phẩm có yếu tố "bền vững”... đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng được nhiều doanh nghiệp nắm bắt.

Với giới trẻ, thay vì tiêu dùng kiểu "thời trang nhanh” (mua giá rẻ, thay đổi lên tục loại bỏ nhiều), nhiều bạn đã chọn cách tái chế, tái sử dụng, thanh lí quần áo, phụ kiện thời trang để hạn chế việc bỏ đi các trang phục cũ — một loại rác thải tác động tiêu cực đến môi trường.

Xu hướng này là một phần lí do khiển nhiều hãng thời trang lớn trên toàn cầu thực hiện các chương tình như đổi cũ - lấy mới, hoặc nhận lại đồ cũ từ khách hàng để tái chế hoặc tái sử dụng, giúp kéo dài vòng đời của quần áo từ đó giảm thiểu lượng rác thải khổng lồ của ngành công nghiệp thời trang ra môi trường.

(Lan Anh, 55% người tiêu dùng chọn tính bền vững là yếu tố quan trọng khi lựa chọn thương hiệu, Tạp chí Kinh tế Việt Nam, ngày 14 - 9 - 2022)

Văn hoá tiêu dùng là tập hợp các hành vi tiêu dùng thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, bị chi phối bởi việc tiêu dùng các sản phẩm thương mại. Nó còn là truyền thống chuyền tải các giá trị văn hoá, các chuẩn mực hiện hành và các tập quán, hành động từ thế hệ này sang thế hệ khác, chủ yếu được thực hiện thông qua các lựa chọn cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, thúc đẩy nền kinh tế bằng cách khuyến khích mọi người tiêu dùng hàng hoá vật chất và hàng hóa tinh thần. 

(Lê Thị Trang, Văn hóa tiêu dùng - một góc nhìn lý luận, Tạp chí Lý luận chính trị, ngày 24 - 10 - 2017)

(1) Qua các thông tin trên, em hãy cho biềt xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng hợp lí và bền vững có tác động như thế nào đến chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của xã hội.

(2) Văn hoá tiêu dùng có tác động như thế nào tới sự phát tiển văn hoá dân tộc?

Hướng dẫn trả lời:

(1) Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững đã thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường và đa dạng, đồng thời tập trung vào lợi ích của khách hàng và xã hội. 

(2) Văn hóa tiêu dùng đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống trong tiêu dùng và thúc đẩy sự đa dạng và phong phú của văn hóa trong cộng đồng, dân tộc

3. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng

a. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh và đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Trước đây, sống trong môi trường rủi ro và tự cấp, tự túc, người Việt hình thành tính  cách cần cù, chăm chỉ đi đôi với tiết kiệm. Dù nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển ở Việt Nam nhiều năm nhưng văn hoá tiết kiệm vẫn còn thể hiện khá rõ trong quá trình tiêu dùng của người dân, đặc biệt là cư dân ở nông thôn.

(Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Nguyệt Minh Thu, Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học xã hội, 2021, tr.16)

Người Việt hiện nay đang dần văn minh hóa lối sống tiêu dùng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam đang có sự dịch chuyển về cơ cấu tiêu dùng theo xu hướng giảm tỉ trọng nhu cầu vật chất tối thiểu, dịch chuyển sang những loại hàng hoá hợp thị hiếu và chất lượng cao, dịch chuyển trong tần suất và phương thức mua sắm thiết yếu và tăng tỉ trọng cho nhu cầu tinh thần. Văn hoá tiêu dùng đã và đang có những tác động tích cực đến các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế bằng cách khuyến khích mọi người tiêu dùng hàng hoá, góp phần xây dựng xã hội hiện đại nhưng không tách rời nền tảng bản sắc và các giá trị truyền thống, hội nhập với thế giới tong bối cảnh ngày nay.

(Nguyễn Thị Mnh Ngọc, Trần Nguyệt Minh Thu, Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học xã hội, 2021, tr.231)

(1) Các thông tin và hình ảnh trên thể hiện những đặc điểm gì trong văn hóa  tiêu dùng Việt Nam?

(2) Em hãy kể các đặc điểm khác của văn hoá tiêu dùng Việt Nam mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

(1)

Thông tin 1: Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam thể hiện tính tiết kiệm và duy trì giá trị truyền thống.

Thông tin 2: Văn hóa tiêu dùng ngày càng thích nghi và đa dạng để phản ánh sự phát triển xã hội.

Hình ảnh "Lễ tôn vinh hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích" cho thấy sự tin tưởng và ưu tiên hàng hóa trong nước trong văn hóa tiêu dùng. 

(2) Một số đặc điểm khác của văn hóa tiêu dùng Việt Nam

- Văn hóa tiêu dùng hợp lí: Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cân nhắc, có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu cá nhân và trách nhiệm xã hội.

- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam đặt sự tập trung vào chất lượng và gia tăng giá trị con người, thể hiện trong tiêu dùng xanh, sạch, thông minh và có trách nhiệm.

b. Những biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Năm 2009, để xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt và thúc đẩy sản xuất những sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, Bộ Công Thương đã phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong suốt 10 năm thực hiện, cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đào người dân trong cả nước và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo tiền đề để triển khai hiệu quả cuộc vận động trong những năm tiếp theo.

(Bích Ngọc, 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Tạp chí Con số và Sự kiện, ngày 12-12-2019)

Sở Công thương tỉnh H vừa tổ chức hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Hội chợ đã có rất nhiều người dân trong khu vực và các tỉnh lân cận đến tham dự. Ai cũng háo hức đi thăm các gian hàng giới thiệu các mặt hàng nông sản của các vùng. Là một sinh viên du học tại Anh về nghỉ Tết, anh T rất quan tâm đến các gian hàng thủ công, mĩ nghệ, say sưa ngắm các bức tranh thêu truyền thống, những chiếc áo thổ cẩm,... Anh T rất yêu thích và cảm thấy tự hào về các sản phẩm truyền thống nên đã mua rất nhiều đề làm quà tặng cho các bạn nước ngoài khi quay trở lại nước Anh học tập.

(1) Qua các thông tin trên, em hãy cho biết cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm mục đích gì?

(2) Để xây dụng văn hoá tiêu dùng, Nhà nước, các doanh nghiệp và mỗi người dân cần phải làm gì?

(3) Em hãy nêu một số giải pháp khác góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng.

Hướng dẫn trả lời:

(1) Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm mục đích:

1. Xây dựng và thúc đẩy văn hoá tiêu dùng của người Việt, tạo ra một môi trường tiêu dùng hài hòa và có trách nhiệm.

2. Khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp trong việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

3. Thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia thông qua việc tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu ngân sách, và gia tăng xuất khẩu hàng hóa.

4. Tạo sự đoàn kết và lòng tự hào dân tộc, thúc đẩy lòng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc trong tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ Việt Nam. 

(2) Để xây dựng văn hóa tiêu dùng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

- Nhà nước cần đề ra các chính sách kinh tế và văn hoá thích hợp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được thực hiện một cách triệt để.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự chủ động trong việc chiến lược sản xuất và kinh doanh, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam. Họ cũng cần hướng tới sản xuất các sản phẩm bảo đảm các yếu tố xanh, sạch, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.

- Mỗi người dân cần thực hiện tiêu dùng có trách nhiệm, tuân thủ các hành vi tiêu dùng có văn hóa. Họ cũng cần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu dùng truyền thống và học hỏi văn hóa tiêu dùng văn minh phù hợp với thời đại. Tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới cũng là một cách để đóng góp vào việc duy trì và phát triển văn hoá tiêu dùng của dân tộc. 

(3) Một số giải pháp khác góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng:

  •  Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tôn vinh hàng Việt.

  •  Các doanh nghiệp cần cung ứng những sản phẩm có chất lượng tốt, thực hiện tốt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

  •  Mỗi người dân cần xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.

4. Thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hoá

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Chị H luôn chủ động lập kế hoạch chi tiêu, tiếp cận kĩ lưỡng thông tin về sản phẩm, lựa chọn hàng hoá một cách hợp lí, tốt cho sức khoẻ, phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình để thu được lợi ích tối đa từ sản phẩm. Đặc biệt, chị luôn ưu tiên chọn sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao mỗi khi mua sắm. Là người thích đi du lịch và khám phá các vũng miền, anh C đã đặt chân tới nhiều tỉnh thành trên cả nước. Anh được ngắm trang phục của người H'Mông và thưởng thức món gà nướng nóng hổi giữa núi rừng Y Tý ở Lào Cai, được đi chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ; thưởng thức món mì Quảng cay nóng và những trái cây tươi ngon giữa những miệt vườn Nam bộ;... Anh đã viết cuốn sách về du lịch để giới thiệu với bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam. Nội dung cuốn sách là các món ăn truyền thống, địa điểm du lịch đẹp, trang phục đặc trưng của các dân tộc,... ở các địa phương trong cả nước.

(1) Các thông tin trên cho thấy người Việt Nam đang thực hiện văn hoá tiêu dùng như thế nào?

(2) Em đã thực hiện những hành vi tiêu dùng có văn hoá như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

(1) 

Thông tin 1: Người Việt đang tự rèn luyện thói quen tiêu dùng có tính kế hoạch và ưu tiên sản phẩm chất lượng, đảm bảo sức khỏe.

Thông tin 2: Người Việt đang thể hiện thói quen tiêu dùng tôn vinh văn hóa dân tộc và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế. 

(2) Một số hành vi tiêu dùng có văn hóa của bản thân em:

  • Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dựa trên tài chính cá nhân và gia đình, hạn chế mua những mặt hàng không cần thiết.

  • Ưu tiên mua hàng hóa sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam.

  • Sử dụng hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa và ni-lông.

  • Khi du lịch, mua đặc sản địa phương để làm quà tặng cho người thân và bạn bè.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau ? Vì sao ?

a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 

b. Dùng hàng hiệu mới thể hiện được phong cách và giá trị bản thân. 

c. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hoá tiêu dùng.

d. Người tiêu dùng thông minh là người có lựa chọn hợp lí cho các sản phẩm tiêu dùng trên thị trường. 

Hướng dẫn trả lời:

- Ý kiến a: Không đồng tình, vì người tiêu dùng thường tìm kiếm sản phẩm chất lượng và thẩm mỹ. Doanh nghiệp cần đáp ứng cả hai yếu tố này để tồn tại và phát triển.

- Ý kiến b: Không đồng tình, vì việc sử dụng hàng hiệu không nhất thiết là lãng phí. Quan trọng là có kế hoạch chi tiêu hợp lí và không thúc đẩy văn hóa chuộng vật chất.

- Ý kiến c: Đồng tình, vì văn hóa tiêu dùng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

- Ý kiến d: Đồng tình, vì thị trường hiện nay đa dạng về sản phẩm và có cả hàng giả. Người tiêu dùng cần tiếp cận thông tin kỹ lưỡng và lựa chọn hàng hóa cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe và tài chính của họ.

Câu 2: Em hãy cho biết các hành vi tiêu dùng sau đây có phải là tiêu dùng có văn hoá không. Giải thích vì sao.

a. Khi đi du lịch, chị M thường mua các sản phẩm của địa phương về làm quà cho những người thân trong gia đình.

b. Bà Y có thói quen chỉ dùng các loại hoá mĩ phẩm nhập khẩu.

c. Chị B chơi với một nhóm bạn người nước ngoài. Chị thường nấu các món ăn dân dã của người Việt để giới thiệu với các bạn.

Hướng dẫn trả lời:

Trường hợp a: Chị M đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa bằng cách mua sản phẩm đặc sản và tặng cho người thân. Hành động này góp phần quảng bá và bảo tồn văn hóa dân tộc và tạo cơ hội giao lưu văn hóa.

Trường hợp b: Bà Y đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa khi lựa chọn sản phẩm nhập khẩu vì đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và phù hợp với sức khỏe của bà. Tuy nhiên, nếu bà Y lựa chọn sản phẩm ngoại nhập chỉ để thể hiện đẳng cấp mà không xem xét chất lượng và khả năng tài chính của mình, thì hành vi đó không có văn hóa và không hợp lí.

Trường hợp c: Chị B đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa bằng cách giới thiệu món ăn dân dã của người Việt cho bạn bè nước ngoài. Đây là cách thúc đẩy giao lưu văn hóa và quảng bá di sản ẩm thực của Việt Nam.

Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Bạn Q có thói quen sử dụng các loại thức ăn nhanh vì cho rằng rất tiện lợi và ngon miệng.

- Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng này của bạn Q?

- Nếu là bạn thân của Q, em sẽ nói gì với bạn về thói quen này?

Hướng dẫn trả lời:

Nhận xét: Hành vi tiêu dùng của bạn Q chưa hợp lí vì tiêu dùng thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ chiên và rán, có thể gây hại cho sức khỏe và tốn kém chi phí.

Lời khuyên: Để cải thiện hành vi tiêu dùng, bạn Q nên thay đổi và cân nhắc lựa chọn sản phẩm tốt hơn. Sử dụng thực phẩm tươi sạch và chất lượng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và tiết kiệm chi phí.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy viết bài hoặc vẽ tranh, gửi thông điệp tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Hướng dẫn trả lời:

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một phần không thể thiếu của lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước Việt Nam. Nó thể hiện rõ lòng yêu nước và phẩm chất trí tuệ của người Việt Nam qua việc đối diện với các thách thức và khó khăn trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.

Hiện nay, khi đất nước đã hoà bình và thống nhất, câu hỏi quan trọng nhất đặt ra là làm thế nào để Việt Nam tiến bộ và phát triển trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập và cạnh tranh khốc liệt. Lòng yêu nước và phẩm chất trí tuệ của người Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức quan trọng này, đó là cách thức phát triển và hội nhập quốc tế.

Sự phát triển của quốc gia không thể thiếu sự phát triển của nền kinh tế, và để phát triển mạnh mẽ, cần phải nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và sản phẩm hàng hóa của quốc gia. Thương hiệu hàng hóa và sức cạnh tranh của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc này. Chúng là biểu tượng của sự thịnh vượng và sức mạnh quốc gia, dân tộc.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một cách mạnh mẽ để thúc đẩy sự tự hào và lòng yêu nước của người Việt Nam thông qua việc ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước. Đây không phải là hành vi phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu, mà là một hành động thể hiện trách nhiệm và khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh và quảng bá hàng hóa Việt Nam.

Cuộc vận động này thúc đẩy lòng tự tin của doanh nghiệp trong nước và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ phát triển sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nó cũng đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua việc tăng thuế và giảm thiểu sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không phải là hành vi phân biệt đối xử đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài; mà đây là hành động thể hiện trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam.

Câu 2: Em hãy viết bài giới thiệu nét đẹp một hành vi tiêu dùng có văn hoá của người Việt và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.

Hướng dẫn trả lời:

Tiêu dùng xanh là một phong cách tiêu dùng mà mục tiêu chính của nó là bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Điều này bao gồm việc mua, sử dụng và ủng hộ các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe và không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Tiêu dùng xanh còn liên quan đến việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ chất lượng cuộc sống cho thế hệ tương lai.

Mặc dù ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về tiêu dùng xanh, nhưng nhiều khía cạnh của nó đã được tích hợp vào các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp và thái độ tiêu dùng của người dân. Cụ thể, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cá nhân.

Ví dụ, người tiêu dùng Việt Nam hiện tập trung vào việc mua thực phẩm hữu cơ, quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong lĩnh vực tiêu dùng điện tử và gia dụng, họ tìm kiếm các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Chiến dịch tiêu dùng xanh đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người dân tại TP. Hồ Chí Minh, cho thấy tầm quan trọng của việc ủng hộ và thúc đẩy tiêu dùng xanh.

Nhìn chung, tiêu dùng xanh đang trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam, và điều này thể hiện sự nhạy bén của người tiêu dùng đối với vấn đề môi trường và bền vững.

Tìm kiếm google: soạn kinh tế pháp luật 11, giải kinh tế pháp luật 11 KNTT, soạn kinh tế pháp luật 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 KNTT mới

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com