Ôn tập kiến thức Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Ôn tập kiến thức Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 8: Văn hóa tiêu dùng. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- Tiêu dùng được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.

II. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TIÊU DÙNG

a. Khái niệm văn hóa tiêu dùng

Là một bộ phận của văn hóa dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hóa của con người trong tiêu dùng.

b. Vai trò của văn hóa tiêu dùng

- Giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng.

- Duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hóa phong phú, đa dạng của cộng đồng dân tộc.

- Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người, hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

III. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TIÊU DÙNG VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TIÊU DÙNG

a. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam

- Trân trọng, kế thừa nét đẹp truyền thống vừa không ngừng đổi mới, nỗ lực hoàn thiện để có thể hội nhập sâu hơn với văn hoá tiêu dùng toàn cầu.

- Gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng. Giá trị con người ngày càng được nâng cao. Tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế.

- Có tính di động cao, được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới. 

- Đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hoá trong nước thể hiện sự ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.

b. Những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

- Đối với Nhà nước:

Cần có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước, thực hiện triệt để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Đối với các doanh nghiệp: 

+ Chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam.

+ Hướng tới sản xuất sản phẩm bảo đảm các yếu tố xanh, sạch, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.

- Đối với người dân:

+ Thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hưởng tới những giá trị cốt lõi, bền vững. 

+ Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt. 

+ Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.

IV. THỰC HIỆN TIÊU DÙNG CÓ VĂN HÓA

- Người tiêu dùng cần có kế hoạch chi tiêu, thực hiện tiêu dùng hợp lí, phù hợp với điều kiện cá nhân và xã hội.

- Thực hiện tiêu dùng thông minh, tiêu dùng xanh và sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng có trách nhiệm, định hướng các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và bảo vệ được sức khoẻ của con người, bảo vệ được môi trường sống.

- Có trách nhiệm trong quá trình xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt, hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Kết nối bài 8 Văn hóa tiêu dùng, Kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 8 Văn hóa tiêu dùng

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 KNTT mới

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net