Soạn tiếng việt 2 cánh diều bài 11: Học chăm, học giỏi

Soạn chi tiết, cụ thể bài: Học chăm, học giỏi trang 87 tiếng việt 2 tập 1 bộ sách Cánh diều. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

Chia sẻ

Câu 1. Nói 2-3 câu về hoạt động của các bạn trong tranh.

Soạn tiếng việt 2 cánh diều bài 11: Học chăm, học giỏi

Trả lời:

Hoạt động của các bạn trong tranh:

  • Tranh 1: Viết bài.
  • Tranh 2: Vẽ tranh.

Câu 2. Em thích ý tưởng sách tạo nào dưới đây của các bạn học sinh? Vì sao?

Soạn tiếng việt 2 cánh diều bài 11: Học chăm, học giỏi

Trả lời:

Em thích ý tưởng sách tạo Phi thuyền phá tan bão. Vì nếu có phi thuyền sẽ có thể lam tan bão giúp con người không phải chịu thiên tai.

BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY

Soạn tiếng việt 2 cánh diều bài 11: Học chăm, học giỏi

Đọc hiểu

Câu 1. Em hiểu chữ nằm trong lọ mực là gì? Chọn ý đúng.

a) Lọ mực đã có sẵn các chữ cái.

b) Lọ mực đã có sẵn các bài thơ, bài toán,...

c) Lọ mực sẽ giúp em viết chữ, làm thơ, làm toán.

Trả lời:

Em hiểu chữ nằm trong lọ mực là:

c) Lọ mực sẽ giúp em viết chữ, làm thơ, làm toán.

Câu 2. Khổ thơ 1 còn nói đến sự vật nào khác? Chúng nằm ở đâu?

Trả lời:

Khổ thơ 1 còn nói đến:

  • Lửa nằm trong bao diêm.
  • Cái mầm nằm trong hạt.
  • Cái hoa nằm trong cây.
  • Dòng điện nằm trong dây.

Câu 3. Khổ thơ 2 nhắc đến "những phép biến diệu kì" nào?

Trả lời:

Khổ thơ 2 nhắc đến "những phép biến diệu kì":

  • Biến diêm thành lửa cháy
  • Biến mực thành thơ hay
  • Biến hạt hóa thành cây
  • Xui cây làm quả chín
  • Biến dây ra thành điện
  • Bắt điện kéo tàu đi

Câu 4. Em cần làm gì để khi lớn lên thực hiệu được "những phép biến diệu kì" ấy?

Trả lời:

Để khi lớn lên thực hiệu được "những phép biến diệu kì" ấy, em phải: học tập thật giỏi.

Luyện tập

Câu 1. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Khả năng của con người thật là kì diệu!

Trả lời:

Từ chỉ đặc điểm trong câu là: "kì diệu"

Câu 2. Thay từ chỉ đặc điểm ở trên bằng một từ khác để ca ngợi con người.

Trả lời:

Thay từ chỉ đặc điểm ở trên bằng từ: "tuyệt vời"

Bài viết 1

Câu 1. Nghe-viết: Các nhà toán học của mùa xuân.

Trả lời:

Nghe-viết: Các nhà toán học của mùa xuân.

Câu 2. Chọn chữ phù hợp vào ô trống: g hay gh? 

Soạn tiếng việt 2 cánh diều bài 11: Học chăm, học giỏi

Trả lời:

Soạn tiếng việt 2 cánh diều bài 11: Học chăm, học giỏi

Câu 3. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

Soạn tiếng việt 2 cánh diều bài 11: Học chăm, học giỏi

Trả lời:

Soạn tiếng việt 2 cánh diều bài 11: Học chăm, học giỏi

Câu 4. Tập viết:

a) Viết chữ hoa: I

b) Viết ứng dụng: Im lặng lắng nghe cô dặn dò.

BÀI ĐỌC 2: ƯƠM MẦM

Đọc hiểu

Câu 1. Tài năng của Rô-linh được ươm mầm từ đâu? Chọn ý đúng:

a) Từ những câu chuyện Rô-linh được nghe bà kể.

b) Từ những câu chuyện Rô-linh và em gái nghĩ ra.

c) Từ những bộ phim mà Rô-linh và em gái được xem.

Trả lời:

Tài năng của Rô-linh được ươm mầm từ:

a) Từ những câu chuyện Rô-linh được nghe bà kể.

Câu 2. Rô-linh đã làm gì để nhớ và kể lại câu chuyện cho em gái nghe?

Trả lời:

Để nhớ và kể lại câu chuyện cho em gái nghe, Rô-linh đã: ghi lại những câu chuyện của mình.

Câu 3. Ở trường phổ thông, Rô-linh là một học sinh như thế nào?

Trả lời:

 Ở trường phổ thông, Rô-linh là một học sinh: tài năng nhất.

Luyện tập

Câu 1. Nếu em là cô bé Di, em sẽ nói thế nào để khen chị kể chuyện hay?

a) Chị kể chuyện hay quá!

b) Sao chị kể chuyện hay thế!

c) Chuyện chị kể thú vị quá!

Trả lời:

Nếu em là cô bé Di, em sẽ nói để khen chị kể chuyện hay:

a) Chị kể chuyện hay quá!

Câu 2. Nếu là người chị, em sẽ đáp lại lời khen thế nào?

a) Cảm ơn em!

b) Có gì đâu!

c) Chuyện em kể cũng hay mà!

Trả lời:

Nếu là người chị, em sẽ đáp lại lời khen:

c) Chuyện em kể cũng hay mà!

Câu 3. Em cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau:

Bộ truyện Ha-ri Pót-tơ của nhà văn Rô-linh được dịch ra nhiều thứ tiếng được dựng thành phim được trẻ em khắp nơi yêu thích.

Trả lời:

Bộ truyện Ha-ri Pót-tơ của nhà văn Rô-linh được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dựng thành phim được trẻ em khắp nơi yêu thích.

Kể chuyện - Trao đổi

Câu 1. Nghe và kể lại mẩu chuyện sau: Cậu bé đứng ngoài lớp học.

a) Vì sao Vũ Duệ không được đến trường?

b) Cậu bé ham học như thế nào? 

c) Thầy giáo hỏi bài cậu bé, kết quả ra sao?

d) Thầy giáo đến nhà khuyên cha mẹ Vũ Duệ như thế nào?

e) Sau này Vũ Duệ đã thành đạt như thế nào?

Trả lời:

a) Vũ Duệ không được đến trường vì: nhà nghèo.

b) Cậu bé ham học: Không được đến trường nhưng ham học, ngày ngày, Duệ cõng em đứng ngoài lớp học nghe lỏm.

c) Thầy giáo hỏi bài cậu bé, kết quả: Duệ trả lời rất trôi chảy.

d) Thầy giáo đến nhà khuyên cha mẹ Vũ Duệ: cho Duệ đi học.

e) Sau này Vũ Duệ đã thành đạt: Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên, làm quan thời Lê, nổi tiếng là vị quan tài năng, trung nghĩa.

Câu 2. Theo em, trong câu chuyện trên:

a) - Thầy giáo sẽ khen Vũ Duệ thế nào khi cậu trả lời được câu hỏi khó?

- Vũ Duệ sẽ đáp lại lời khen của thầy giáo như thế nào?

b) - Thầy giáo sẽ nói thế nào để khuyên bố mẹ cho Duệ đi học?

- Bố mẹ sẽ đáp lại lời khuyên của thầy giáo như thế nào?

Trả lời:

Theo em, trong câu chuyện trên:

a) - Thầy giáo sẽ khen Vũ Duệ thế nào khi cậu trả lời được câu hỏi khó: Cậu bé này thật thông minh.

- Vũ Duệ sẽ đáp lại lời khen của thầy giáo: Em cảm ơn thầy ạ.

b) - Thầy giáo sẽ nói để khuyên bố mẹ cho Duệ đi học: Tôi thấy cậu bé rất thông minh, anh chị nên cố gắng cho cháu đi học, sau này sẽ thành tài.

- Bố mẹ sẽ đáp lại lời khuyên của thầy giáo: Gia cảnh nhà tôi khó khăn quá, nhưng thôi nghe lời thầy chúng tôi cũng cố gắng.

Bài viết 2

Câu 1. Tả cho bạn nghe một đồ vật em yêu thích. 

Gơi ý:

a) Em muốn tả đồ vật nào (đồ vật ở trường, đồ vật ở nhà, đồ thủ công Em làm trong viết mỹ thuật,...)

b) Em biết những gì:

- Đặc điểm của đồ vật ấy

- Lợi ích của đồ vật ấy

- Tình cảm của em đối với đồ vật ấy

Trả lời:

a) Em muốn tả đồ vật: cái bàn học

b) Em biết những gì:

- Đặc điểm của đồ vật ấy: làm bằng gỗ

- Lợi ích của đồ vật ấy: dùng để học bài

- Tình cảm của em đối với đồ vật ấy: đó là chiếc bàn bố tự tay đóng cho em.

Câu 2. Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1. Hãy viết 4 đến 5 câu tả một đồ vật em yêu thích.

Trả lời:

   Khi em lên lớp 2, bố đã tự tay đóng tặng em một chiếc bàn học xinh xắn. Bàn được làm bằng gỗ, sơn màu vàng. Bàn vừa vặn với chiếc ghế giúp em ngồi học bài thoải mái. Em luôn giữ gìn bàn sạch sẽ, cẩn thận. Em rất yêu quý món quà của bố.

Tìm kiếm google: Soạn sách cánh diều lớp 2, tiếng việt 2 sách cánh diều, soạn bài Học chăm, học giỏi tiếng Việt 2 sách mới, bài 11 sách cánh diều

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com