Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 KNTT CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: KĨ NĂNG BIỂU DIỄN NHẠC CỤ

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KĨ NĂNG BIỂU DIỄN NHẠC CỤ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Bài học này HS học sẽ:

  • Xác định được một số kĩ năng biểu diễn độc tấu và hòa tấu nhạc cụ.
  • So sánh được sự khác nhau về kĩ năng biểu diễn giữa độc tấu và hòa tấu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết cách tập luyện và thực hiện được một số kĩ năng biểu diễn độc tấu và hòa tấu nhạc cụ.
  • Thực hành biểu diễn vào bản nhạc.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức và thái độ tích cực trong giờ học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Chuyên đề học tập Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, phương tiện nghe nhìn, nhạc cụ: đàn guitar, sáo recorder, kèn phím,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Chuyên đề học tập Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS nhận xét được những phần biểu diễn.
  3. Nội dung: Xác định được các hình thức và thể loại âm nhạc trong phần biểu diễn.
  4. Sản phẩm: HS liệt kê và cách thể hiện nội dung, tính chất âm nhạc trong phần biểu diễn và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem một số video clip có biểu diễn nhạc cụ (GV cho HS xem video tùy vào thời lượng bài học, thực tế bài giảng).

+ Canon in D – J. Pachelbel: https://youtu.be/Ptk_1Dc2iPY?si=tGEyIyT2NUO0Pqv4

+ November rain piano & guitar – Guns N’Roses:

https://youtu.be/HQ-P3K6mpvs?si=8By3kNKpaB5KiP4T

+ Spanish dance No.1 for guitar – Manuel de Falla:

https://youtu.be/wviHoxWDTPk?si=naLjNpP_87ixJN6W

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và trả lời câu hỏi: Nhận xét về các kĩ thuật trong phần biểu diễn có trong video.

- GV phân tích những yếu tố tác động tới chất lượng của phần biểu diễn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung quan sát, lắng nghe video, clip.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Canon in D – J. Pachelbel: nhạc cụ Cello và nhạc cụ Piano kết hợp hài hòa. Âm thanh Piano du dương, âm thanh Cello tạo điểm nhấn cho bài hát.

+ November rain piano & guitar – Guns N’Roses: Nhạc cụ Piano có tốc độ nhịp nhàng, gần về sau bản nhạc sẽ hơi nhanh.

+ Spanish dance No.1 for guitar – Manuel de Falla: Nhạc cụ guitar có tiết tấu linh hoạt.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số kĩ thuật biểu diễn nhạc cụ.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày khái niệm về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ.
  3. Sản phẩm: HS nêu khái niệm về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK Chuyên đề Âm nhạc tr.21 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ là khả năng người biểu diễn vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nhạc cụ bao gồm: kĩ thuật thể hiện (cảm thụ âm nhạc, xử lí tác phẩm, làm chủ đôi bàn tay,...), kĩ thuật diễn (biểu cảm, hành động, cử chỉ,...) để trình bày trước công chúng.

Hoạt động 2: Hình thức và kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thể hiện được một số kĩ thuật biểu diễn nhạc cụ.

- Thể hiện được nội dung và tính chất âm nhạc của tác phẩm trong biểu diễn nhạc cụ.

- Biết các bước chuẩn bị và xử lí tình huống cho tiết mục biểu diễn.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS về kĩ năng phân tích, động tác chào, ánh mắt và hướng nhìn, cách xử lí các tác phẩm mang tính chất âm nhạc khác nhau.
  2. Sản phẩm:

- HS trình bày và thực hành được một số kĩ thuật trong biểu diễn nhạc cụ.

- HS thuyết trình được những đặc điểm nổi bật của một số cách thể hiện tác phẩm.

- HS ghi nhớ các bước chuẩn bị trên sân khấu và cách xử lí khi gặp sự cố trong lúc biểu diễn.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

- GV giới thiệu cho HS về hình thức và kĩ năng biểu diễn nhạc cụ:

+ Kĩ năng phân tích: phân tích về tính chất âm nhạc, hình thức của tác phẩm.

+ Động tác chào:

          ·          Mỗi nhạc cụ và hình thức trình diễn có cách chào khác nhau.

          ·          Hình thức cá nhân, chỉ cần động tác chào khi khởi đầu hoặc kết thúc phần trình diễn.

          ·          Hình thức hòa tấu cần thống nhất về cách ôm đàn và động tác phải đồng đều.

+ Ánh mắt và hướng nhìn:

          ·          Hình thức cá nhân: tập trung vào phần trình diễn (phím đàn, hai bàn tay,...).

          ·          Hình thức hòa tấu: hướng nhìn đến chỉ huy hoặc bè trưởng. Lưu ý: chỉ tập trung vào bản thân khi đến phần độc tấu của mình.

+ Các tác phẩm mang tính chất âm nhạc cần được xử lí khác nhau.

          ·          Với tác phẩm trữ tình: tiếng đàn ấm áp và tốc độ vừa phải nhưng đôi lúc có thể hơi nhanh.

          ·          Tác phẩm vui tươi: tiếng đàn sắc sảo kèm theo linh hoạt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, lắng nghe GV giới thiệu kiến thức mới.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Hình thức và kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

a. Độc tấu

v Khái niệm: là hình thức biểu diễn nhạc cụ của một người, ví dụ: độc tấu guitar, piano,...

v Một số kĩ năng cơ bản:

- Kĩ năng phân tích: người biểu diễn độc tấu cần nhận biết được: tác phẩm viết ở giọng nào, hình thức nào, kĩ thuật thể hiện ra sao,...

- Kĩ năng làm chủ kĩ thuật: chọn các bài tập bổ trợ cho kĩ thuật để trình diễn.

- Kĩ năng thể hiện tác phẩm:

+ Phong cách biểu diễn: trang nghiêm hoặc vui tươi.

+ Thể loại: hành khúc, trữ tình hoặc nhảy múa.

+ Biểu cảm: tùy tính chất âm nhạc của từng tác phẩm, biểu cảm khác nhau trên nét mặt hoặc chuyển động của bàn tay.

- Kĩ năng làm chủ sân khấu:

+ Động tác chào:

·        Với nhạc cụ cầm trên tay: cúi chào vừa phải, tay thuận cầm nhạc cụ đặt trước ngực, tay còn lại thả lỏng đặt thẳng tự nhiên.

·        Với nhạc cụ không thể cầm trên tay: đứng cạnh nhạc cụ, đặt nhẹ một tay lên nhạc cụ, tay còn lại thả lỏng, để thẳng tự nhiên hoặc giang hai tay ra, cúi chào vừa phải.

+ Cách đặt micro:

·        Với nhạc cụ Recorder hoặc kèn phím Melodica: đứng hoặc ngồi, sử dụng chân micro cách khoảng 30cm.

·        Với đàn guitar: sử dụng micro cài vào đàn hoặc đặt chân micro ở phía gần cuối đàn cách khoảng 30cm.

+ Trang phục: lịch sự, thuận lợi cho việc biểu đạt âm nhạc theo đặc thù của mỗi loại nhạc cụ.

+ Xử lí tình huống: Trình bày dưới Hoạt động 2.

b. Hòa tấu

v Khái niệm: là hình thức một nhóm người cùng thực hiện trình diễn một tác phẩm, đề cao sự hòa hợp về kĩ thuật, âm thanh, âm sắc và cảm xúc.

v Một số kĩ năng cơ bản trong hòa tấu:

- Kĩ năng phân tích: chia bè phù hợp.

- Kĩ năng thể hiện tác phẩm:

+ Phong cách trình diễn: trang nghiêm hoặc vui tươi.

+ Thể loại: hành khúc, trữ tình hoặc nhảy múa.

+ Biểu cảm: tùy vào tính chất của từng tác phẩm, nhóm người trình diễn thống nhất thể hiện những biểu cảm khác nhau trên nét mặt hoặc chuyển động hình thể.

- Kĩ năng phối hợp với bạn diễn: mỗi thành viên của nhóm phải biết nghe bè, điều tiết âm lượng và bổ trợ nhau trong biểu diễn.

- Kĩ năng làm chủ sân khấu:

+ Động tác chào: cả nhóm thống nhất về cách chào trước và sau khi biểu diễn.

+ Cách đặt micro: tập trung cho một nhạc cụ, số lượng micro nhiều, để ở trước các nhạc cụ.

+ Trang phục: thống nhất trang phục trong cả nhóm.

+ Xử lí một số tình huống: Trình bày dưới Hoạt động 2.

 

XỬ LÍ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRÊN SÂN KHẤU

TRONG ĐỘC TẤU

Tình huống

Xử lí

Hồi hộp, run, mất bình tĩnh

Hít thở sâu, không nên nhìn xuống khán giả, tập trung vào giai điệu chính của tác phẩm và liên tục đọc nhẩm giai điệu kết hợp với tiếp tục chơi.

Khi đang biểu diễn bị lãng quên một ý nhạc, một câu nhạc

Không được lo lắng hay mất bình tĩnh. Có thể chuyển ngay sang nhịp gần nhất mà bản thân có thể nhớ.

Khi micro không lên tiếng

Không được dừng phần biểu diễn lại mà phải tiếp tục trình diễn để người chỉnh âm thanh có thể chủ động xử lí lại micro hoặc đổi micro.

 

XỬ LÍ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRÊN SÂN KHẤU

TRONG HÒA TẤU

Tình huống

Cách xử lí

Thành viên trong nhóm quên bố cục biểu diễn, lệch nhịp, sai hòa âm...

Cả nhóm vẫn tiếp tục biểu diễn, thành viên nào quên cần lắng nghe, xác định lại ý nhạc/câu nhạc cho chính xác và tiếp tục cùng nhóm biểu diễn.

Thành viên trong nhóm gặp sự cố về nhạc cụ (đứt dây, sai dây, mất âm thanh...)

Cả nhóm vẫn tiếp tục biểu diễn và cùng nhau “ra hiệu” cho thành viên khác bổ trợ, khắc phục sự thiếu hụt của nhạc cụ đó.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:

- HS ghi nhớ một số kĩ thuật biểu diễn nhạc cụ.

- HS chỉ ra được sự khác biệt của tác phẩm âm nhạc trang nghiêm, trữ tình và vui tươi.

- HS trình bày được các bước chuẩn bị cho tiết mục biểu diễn.

  1. Nội dung:

- Thuyết trình sự khác biệt khi tình diễn các tác phẩm âm nhạc mang tính chất trang nghiêm/trữ tình/vui tươi.

- Luyện tập được các bước chuẩn bị khi lên biểu diễn.

  1. Sản phẩm:

- HS thể hiện đúng tính chất âm nhạc trong các bản nhạc đã được học.

- HS có thể tự chuẩn bị các bước trước khi lên sân khấu.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 KNTT CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 Kết nối CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung, soạn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 kết nối CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay