Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều bài 3: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 bộ sách mới cánh diều bài 3: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG

CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Phân tích được một số hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng ở Việt Nam và trên thế giới.
  • Năng lực chung:
  • Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung sách chuyên đề để trả lời câu hỏi.
  • Hợp tác theo nhóm để nhận diện một số hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến thành tựu của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng ở thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức về an toàn lao động và đạo đức nghề nghiệp.
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động nhóm.
  • Có tinh thần ham học hỏi và tìm hiểu về các hướng phát triển công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng.
  • Tranh ảnh video về các giống cây trồng được chọn tạo bằng ứng dụng công nghệ sinh học.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS với bài học.

- Nhận biết kiến thức thực tiễn của HS về ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng thực tế về ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  2. Sản phẩm: Ví dụ về ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số ví dụ về ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng một số kiến thức đã học về công nghệ sinh học, hiểu biết thực tế về ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Một số ví dụ về ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng là công nghệ gene dùng trong tạo giống cây trồng chuyển gene, công nghệ tế bào dùng trong nhân giống cây trồng,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 - Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu rõ được quy trình nhân nhanh giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Giải thích được vì sao nuôi cấy mô tế bào lại áp dụng để nhân giống vô tính cây trồng.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1 – Tìm hiểu về quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ở một loại cây trồng cụ thể.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi hình thành kiến thức.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc nội dung thông tin mục 1, kết hợp quan sát Hình 3.1 SGK tr.12 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.

Nhóm…………………                         Lớp………….

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Em hãy tìm hiểu quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ở một loại cây trồng cụ thể theo gợi ý dưới đây:

1. Tên giống cây trồng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

………………………………………………………

2. Mô tả quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

………………………………………………………

3. Những thuận lợi và khó khăn của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào khi áp dụng đối với giống cây trồng này.

………………………………………………………

- Sau khi các nhóm thảo luận, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy cho biết bước nào giúp tạo giống cây trồng sạch bệnh? Bước nào giúp tăng số lượng giống cây trồng?

+ Vì sao nuôi cấy mô tế bào thường áp dụng cho cây nhân giống vô tính?

à Gợi ý :

+ Trong Hình 3.1, bước khử trùng và mẫu tạo mô sẹo giúp cây trồng sạch bệnh. Bước nhân nhanh cụm chồi giúp tăng số lượng giống cây trồng tạo ra.

+ Nuôi cấy mô tế bào thường áp dụng cho cây trồng nhân giống vô tính vì cây trồng nhân giống vô tính là loại cây trồng mà cây con sinh ra từ một bộ phận của cây mẹ; Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống vô tính vì thế được áp dụng cho cây trồng nhân giống vô tính là hoàn toàn phù hợp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, từng thành viên trong nhóm trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 về quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ở một loại cây trồng cụ thể. Cả nhóm thảo luận, thống nhất và ghi đáp án vào Phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi quá trình làm việc, thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ở một loại cây trồng cụ thể theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày câu trả lời đã nêu sau khi GV đã thu Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng

- Quy trình nhân nhanh giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào:

+ Bước 1: Lấy mẫu.

+ Bước 2: Khử trùng và vào mẫu tạo mô sẹo.

+ Bước 3: Tái sinh cụm chồi.

+ Bước 4: Nhân nhanh cụm chồi.

+ Bước 5: Tạo cây hoàn chỉnh.

+ Bước 6: Ra ngôi cây con.

- Ưu điểm:

+ Tạo ra cây giống sạch bệnh: nhân nhanh giống cây trồng với hệ số nhân giống cao.

+ Cho sản phẩm cây giống đồng nhất.

+ Tiết kiệm không gian nhân giống.

+ Sản xuất cây giống quanh năm.

- Nhược điểm:

+ Hạn chế về chủng loại cây giống.

+ Yêu cầu kĩ thuật hiện đại nên chi phí sản xuất cao.

+ Phạm ví áp dụng: cho các loại cây trồng nhân giống vô tính.

Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được ưu điểm, nhược điểm, phạm vi áp dụng của tạo giống thuần chủng và tạo giống gen đột biến.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2.1, 2.2; kết hợp quan sát Hình 3.2, 3.3 để tìm hiểu về tạo giống thuần chủng và tạo giống gen đột biến.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của tạo giống thuần chủng và tạo giống gen đột biến.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 2.1, kết hợp quan sát Hình 3.2 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của tạo dòng thuần chủng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2.1, kết hợp quan sát Hình 3.2, sau đó cùng trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh để nêu ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của tạo dòng thuần chủng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày về ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của tạo dòng thuần chủng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của tạo dòng thuần chủng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu, hướng dẫn HS quan sát Hình 3.3, 3.4 SGK tr.14: Các tác nhân đột biến (hoá học, lí học) được sử dụng để tác động vào vật chất di truyền (DNA) nhằm tạo ra các giống cây trồng mới mang các tính trạng mong muốn.

+ Giống cây trồng đột biến có thể được tạo ra từ biến dị xôma trong nuôi cây mô tế bào (Hình 3.3).

+ Đột biến gen trong cây trồng ngoài tự nhiên (Hình 3.4).

- GV yêu HS thảo luận cặp đôi, khai thác hình ảnh, thông tin mục 2.2 SGK tr.13, 14 và cho biết: Nêu ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống đột biến.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2.2, kết hợp quan sát Hình 3.3, 3.4, làm việc cá nhân. Sau đó, trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh và rút ra ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống đột biến.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày về ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống đột biến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống đột biến.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng

a. Tạo dòng thuần chủng

- Ưu điểm:

+ Rút ngắn thời gian tạo dòng thuần.

+ Tỉ lệ cây thuần chủng được tạo ra cao hơn so với phương pháp thông thường.

- Nhược điểm: cây đơn bội tạo ra yêu, khó duy trì.

- Phạm vi áp dụng: thường áp dụng để tạo dòng thuần ở cây thụ phần tự đo (dưa chuột, bầu, bí, ngô,...) phục vụ cho chọn tạo giống ưu thế lai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Tạo giống đột biến

- Ưu điểm:

+ Tạo ra các giống cây trồng mang những đặc tính mong muốn.

+ Tạo ra nguồn biến dị phong phú mà bằng các phương pháp lai tạo khó thực hiện.

+ Có khả năng tạo ra giống mới nhanh.

- Nhược điểm:

+ Tỉ lệ biến dị có lợi thấp.

+ Khó định hướng được các biến dị mong muốn.

+ Phần lớn hoá chất xử lí đột biến có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

- Phạm vi áp dụng: cho các loại cây trồng sinh sản vô tính.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được vai trò và cách tạo ra dòng thuần cho cây trồng từ nuôi cây hạt phấn; nhận biết được một số giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Luyện tập mục 2.1, 2.2 ; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tạo dòng thuần và tạo giống đột biến để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm:

- Mô tả cách tạo ra dòng thuần cho cây trồng từ nuôi cấy hạt phấn.

- Vai trò của dòng thuần trong chọn tạo giống cây trồng.

- Tên một số giống cây trồng đột biến, đặc điểm của những giống cây trồng này.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập mục 2.1 SGK tr.13

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 3.2 SGK tr.13 và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 3.2 và cho biết 

+ Mô tả cách tạo ra dòng thuần cho cây trồng từ nuôi cấy hạt phấn.

+ Em hãy cho biết vai trò của dòng thuần chủng trong chọn tạo giống cây trồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 3.2, vận dụng kiến thức đã học về tạo dòng thuần để trả lời câu hỏi. Sau đó, HS thảo luận theo cặp đôi và chốt đáp án.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời câu hỏi:

+ Cách tạo ra dòng thuần cho cây trồng từ nuôi cây hạt phấn theo Hình 3.2: Tách hạt phấn từ bao phấn và nuôi hạt phấn trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành các mô đơn bội (n). Cây lưỡng bội (2n) được tạo thành từ các mô đơn bội bằng hai cách:

  • Cách 1: Lưỡng bội hoá mô đơn bội để tạo ra cây con lưỡng bội, sau đó cây con lưỡng bội phát triển thành cây lưỡng bội trưởng thành.

 

  • Cách 2: Mô đơn bội tiếp tục được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thành cây con đơn bội. Sau đó, lưỡng bội hoá cây con đơn bội tạo thành cây lưỡng bội trưởng thành.

+ Dòng thuần là dòng có đặc tính di truyền thống nhất và ổn định qua các thế hệ, đồng hợp về kiểu gene và cùng biểu hiện 1 kiểu hình, khi tự thụ phấn sinh ra thế hệ con có tính trạng giống hệt nhau và giống bố mẹ. Vì thế, dòng thuần có vai trò là nguyên liệu cây bố mẹ cho quá trình lai tạo để sản xuất ra giống con lai F1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2 : Trả lời câu hỏi phần Luyện tập mục 2.2 SGK tr.14

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

- Kể tên một số giống cây trồng đột biến.

- Những giống cây trồng này có đặc điểm gì nôi bật?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tạo giống đột biến; hiểu biết thực tế kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

Một số giống cây trồng đột biến như:

+ Giống bưởi đường da cam: giống bưởi mới, không hạt, có vị ngọt như cam, có giá trị cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

+ Giống lúa Khang dân đột biến: có thời gian sinh trưởng ngắn hơn từ 10 đến

15 ngày so với giông gôc, cây nhỏ, bông to, hạt xếp sít, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đỗ tốt hơn, chất lượng cơm thơm, ngon...

+ Giống đậu tương hạt đen đột biến có hàm lượng dinh dưỡng, Omega 3, Omega 6 cao phục vụ nhu câu chế biến thực phẩm.

+ Giống hoa cúc đột biến thấp cây, trồng mùa hè; giống hoa loa kèn bền ngày hơn,...

+ Các giống cây trồng đột biến sẽ giúp cho tốc độ chọn tạo giống sẽ nhanh hơn,

đa dạng hơn về di truyền tạo ra được nhiều đặc tính vượt trội tổ hợp (tạo màu sắc khác lạ,...).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV kết thúc tiết học.

TIẾT 2

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được ưu điểm, nhược điểm, phạm vi áp dụng của tạo giống cây trồng đa bội, tạo giống cây trồng chuyển gen, tạo cây khác loài.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2.3, 2.4, 2.5; kết hợp quan sát Hình 3.5 – 3.8 để tìm hiểu về tạo giống cây trồng đa bội, tạo giống cây trồng chuyển gen, tạo cây lai khác loài.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của của tạo giống cây trồng đa bội, tạo giống cây trồng chuyển gen, tạo cây khác loài.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 3

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông mục 2.3, kết hợp quan sát Hình 3.5 SGK tr.14, 15 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống cây trồng đa bội.

- Sau khi HS nắm được một số ưu điểm của phương pháp tạo giống cây trồng đa bội, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và cho biết: Vì sao giống cây trồng đa bội lại có năng suất và sức sống cao hơn so với giống cây trồng lưỡng bội?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2.3 kết hợp quan sát Hình 3.5, từ đó tóm tắt được một số ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống cây trồng đa bội.

- HS làm việc cặp đôi, thảo luận và thống nhất đáp án, giải thích vì sao giống cây trồng đa bội lại có năng suất và sức sống cao hơn so với giống cây trồng lưỡng bội.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp một số ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống cây trồng đa bội.

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày, lí giải vì sao giống cây trồng đa bội lại có năng suất và sức sống cao hơn so với giống cây trồng lưỡng bội.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về phương pháp tạo giống cây trồng đa bội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 4

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông mục 2.4, kết hợp quan sát Hình 3.6, 3.7 SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống cây trồng chuyển gen.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông mục 2.4, kết hợp khai thác, quan sát Hình 3.6, 3.7 SGK tr.15 để tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống cây trồng chuyển gen.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp một số ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo giống cây trồng chuyển gen.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về phương pháp tạo giống cây trồng chuyển gen: An toàn thực phẩm của thực vật chuyển gen là vấn đề tranh luận lớn hiện nay. Vì thế, nhà nghiên cứu khi làm việc với thực vật chuyển gen cần tuân theo những quy định và phải thực hiện những đánh giá nguy cơ thích hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 5

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2.5, kết hợp quan sát Hình 3.8 và cho biết: Nêu ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo cây lai khác loài.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2.5, kết hợp quan sát Hình 3.8 để tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo cây lai khác loài.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo cây lai khác loài.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo cây lai khác loài.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng

c. Tạo giống cây trồng đa bội

- Ưu điểm:

+ Tạo ra giống cây trồng có năng suất cao, sức sống cao, tính thích ứng rộng.

+ Có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi.

- Nhược điểm:

+ Tỉ lệ cây bất dục cao.

+ Đặc biệt ở thể đa bội lẻ nên hạn chế trong nhân giống hữu tính.

- Phạm vi áp dụng:

+ Tạo ra dòng mẹ bất dục đực cho sản xuất hạt lai.

+ Tăng khả năng lai xa nhờ tạo ra thể đa bội chẵn tăng tính hữu dục.

+ Áp dụng với cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Tạo giống cây chuyển gen

- Ưu điểm:

+ Rút ngắn thời gian tạo giống.

+ Chủ động tạo ra các giống cây trồng mang gen mong muốn theo mục tiêu của nhà tạo giống

- Nhược điểm:

+ Yêu cầu kĩ thuật cao và thiết bị đặc biệt.

+ Cây trồng biến đổi gen có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên bị hạn chế sử dụng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

- Phạm ví áp dụng:

+ Thường sử dụng đối với cây công nghiệp, cây làm thức ăn gia súc.

+ Các gen được chuyên thường là gen kháng thuốc diệt cỏ, gen kháng sâu bệnh, gen làm tăng chất lượng sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

e. Tạo cây lai khác loài

- Ưu điểm: Tạo được giống cây lai khác loài mà các phương pháp lai thông thường không làm được.

- Nhược điểm:

+ Yêu cầu kĩ thuật cao và thiết

bị đặc biệt.

+ Cây lai khác loài thường bất dục nên ít phố biến.

- Phạm vi áp dụng: thường áp dụng đối với những giống cây trồng nhân giống vô tính.

Hoạt động 3: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và khai thác nguồn gen cây trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được ưu điểm, nhược điểm, phạm vi áp dụng của tạo giống cây trồng đa bội, tạo giống cây trồng chuyển gen, tạo cây khác loài.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2.3, 2.4, 2.5; kết hợp quan sát Hình 3.5 – 3.8 để tìm hiểu về tạo giống cây trồng đa bội, tạo giống cây trồng chuyển gen, tạo cây lai khác loài.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của của tạo giống cây trồng đa bội, tạo giống cây trồng chuyển gen, tạo cây khác loài.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2.5 và trả lời câu hỏi: Trình bày ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của công nghệ sinh học trong bảo tồn và khai thác nguồn gen cây trồng.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao cần bảo tồn nguồn gen của cây trồng.

à Gợi ý: Cần bảo tồn nguồn gene cho cây trồng vì có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống con người trên toàn thê giới cũng như ở nước ta vì: cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, duy trì tính đa dạng di truyền

của cây trông cho sự phát triển bền vững của nên nông nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2.5 SGK để tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của công nghệ sinh học trong bảo tồn và khai thác nguồn gen cây trồng.

- HS thảo luận theo cặp đôi và lí giải vì sao cần bảo tồn nguồn gen của cây trồng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của công nghệ sinh học trong bảo tồn và khai thác nguồn gen cây trồng.

- GV mời đại diện cặp đôi lí giải vì sao cần bảo tồn nguồn gen của cây trồng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, hỗ trợ, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV lưu ý: Khi ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, người nghiên cứu trong phòng thí nghiệm có thê đối mặt với những rủi ro từ hoá chất, tia phóng xạ, điện,... à Người nghiên cứu cần tuân theo những biện pháp an toàn và kiểm tra sức khoẻ định kì.

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và khai thác nguồn gen cây trồng

- Ưu điểm:

+ Tạo ra được các ngân hàng gen in vitro đa dạng.

+ Nhân nhanh nguồn gen.

+ Đánh giá được đa dạng di truyền nguồn gen bằng chỉ thị

phân tử với độ chính xác cao lập bản đồ gen.

+ Phân lập được nhanh chóng và chính xác các gen mang

tính trạng mong muốn.

- Nhược điểm:

+ Đòi hỏi kĩ thuật cao, cơ sở vật chất và thiết bị đặc biệt.

+ Chi phí đầu tư lớn.

- Phạm vi áp dụng:

+ Bảo tồn in vitro cho nhiều loại cây trồng khác nhau.

+ Ứng dụng sinh học phân tử trong phân tích đa dạng di truyền, xác định gen, lập bản đồ gen cho cây trồng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- So sánh đặc điểm lá và hoa của loài mới (thể song nhị bội) và cây bố mẹ (cải bắp, cải củ).

- Kể được tên một số giống cây trồng chuyển gen.

- Mô tả được cách tạo ra cây lai bằng phương pháp dung hợp tế bào trần.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục 2.3, 2.4, 2.5 mục Luyện tập SGK tr.15, 16; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và kiến thức về phương pháp tạo giống cây trồng đa bội, tạo giống cây trồng chuyển gen, tạo cây lai khác loài để trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi phần Luyện tập mục 2.3, 2.4, 2.5.
  3. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng 1 nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: So sánh đặc điểm lá và hoa của loài mới (thể song nhị bội) và cây bố mẹ (cải bắp, cải củ) trong Hình 3.5.

+ Nhóm 3, 4: Kể tên một số giống cây trồng chuyển gen. Những gen nào được chuyển vào giống cây trồng này?

+ Nhóm 5, 6: Em hãy mô tả cách tạo ra cây lai bằng phương pháp dung hợp tế bào trần được thể hiện trong Hình 3.8.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và kiến thức về phương pháp tạo giống cây trồng đa bội, tạo giống cây trồng chuyển gen, tạo cây lai khác loài để trả lời nhanh câu hỏi và thống nhất đáp án.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận:

+  So sánh đặc điểm lá và hoa của loài mới (thể song nhị bội) và cây bố mẹ (cải bắp, cải củ): cây cao hơn, lá và hoa to hơn, phát triển tốt hơn.

+  Một số giống cây trồng chuyển gene: có thể khai thác lại kiến thức ở Bảng 2.1, trang 9 SCĐ.

+ Cách tạo cây lai bằng phương pháp dung hợp tế bảo trần thể hiện trong Hình 3.8: Tách tế bào sinh dưỡng của hai loài A, B. Sau đó thực hiện thao tác loại bỏ thành cellulose cứng của các tế bào sinh dưỡng bằng enzyme hoặc kĩ thuật vi phẫu tạo ra tế bào trần (tế bào còn mảng nguyên sinh chất mỏng). Kết hợp hai tế bào trần của loài A và B tạo ra tế bào lai chứa bộ nhiễm sắc thể của cả hai loài. Tế bào trần được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để phát triển thành cây lai khác loài.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi Vận dụng mục 2 SGK tr.16

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện một số giống cây trồng đa bội, giống cây lai khác loài sử dụng trong trồng trọt tại địa phương.

- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS khi mong muốn trở thành một nhà nghiên cứu về cây trồng chuyền gene.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi Vận dụng mục 2 SGK tr.16 ; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng; vận dụng thực tế tại địa phương và liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi Vận dung mục 2 SGK tr.16.
  3. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp thục thảo luận theo 6 nhóm đã được phân công từ hoạt động Luyện tập.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS:

+ Nhóm 1, 2: Địa phương em đang sử dụng các giống cây trồng đa bội nào trong sản xuất?

+ Nhóm 3, 4: Nếu em là một nhà tạo giống lúa chuyển gene, khi phát hiện ra một gene có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, em có sử dụng gene đó để tạo ra giống lúa chuyền gene nhằm phục vụ sản xuất không? Vì sao?

+ Nhóm 5, 6: Em hãy sưu tầm thông tin về một giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp dung hợp tế bào trần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng; vận dụng thực tế tại địa phương và liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận:

Gợi ý trả lời: Nếu em là một nhà tạo giống lúa chuyển gene, khi phát hiện ra một gene có khả năng kháng thuốc trừ cỏ thì em có thể sử dụng gene đó để tạo giống lúa chuyển gene nhằm phục vụ sản xuất. Vì đây là một gene quý đối với cây trồng, giúp hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ có đối với cây trồng và sản phẩm của cây trồng. Tuy nhiên, khi chuyển gene kháng thuốc trừ cỏ, em cần phải tuân theo những quy định và thực hiện những đánh giá nguy cơ thích hợp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học: Một số hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng ở Việt Nam và trên thế giới.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều bài 3: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều bài 3: Ứng dụng công nghệ sinh học, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 3: Ứng dụng công nghệ sinh học

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay