Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề hóa học 10 KNTT Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy, nổ

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 10 bộ sách mới kết nối tri thức Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy, nổ. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHUYÊN ĐỀ 2: HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ (10 TIẾT)

BÀI 5: SƠ LƯỢC VỀ PHẢN ỨNG CHÁY, NỔ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy và một số ví dụ về sự cháy một số chất vô cơ và hữu cơ.
  • Nêu được điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra.
  • Nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ.
  • Trình bày được khái niệm về "nổ bụi".
  • Trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức hóa học: nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy, phản ứng nổ, một số ví dụ về sự cháy các chất vô cơ, hữu cơ; nêu được điều kiện cần và đủ để xảy ra phản ứng cháy; nêu được khái niệm phản ứng vật lí nổ và nổ hóa học.
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: nêu được khái niệm "nổ bụi", trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS được gợi mở về phản ứng cháy nổ trong tự nhiên, đời sống và sản xuất.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Phản ứng cháy, nổ xảy ra phổ biến trong tự nhiên, đời sống và sản xuất. Dựa vào đặc tính của vật liệu, con người có thể điều khiển quá trình cháy, nổ xảy ra đúng mục đích, an toàn. Ngược lại, một vụ cháy, nổ bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vậy phản ứng cháy, nổ là gì? Chúng xảy ra khi hội tụ đủ các yếu tố nào?

Video: https://www.youtube.com/watch?v=AMriEDVLe7w

(nhà máy hóa chất nổ).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phản ứng cháy

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy và một số ví dụ về sự cháy một số chất vô cơ và hữu cơ.

- Nêu được điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra.

- Trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, trình bày được khái niệm và đặc điểm cơ bản của phản ứng cháy.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày khái niệm và đặc điểm cơ bản của phản ứng cháy.

+ Nêu một số ví dụ về phản ứng cháy?

(Ví dụ: than đá cháy trong không khí, gas cháy trong không khí.

GV có thể bổ sung gas thành phần chính là C3H8 và C4H10).

- GV nhấn mạnh phản ứng cháy an toàn và không an toàn:

+ Phản ứng cháy an toàn: đúng mục đích, đúng mức độ, trong tầm kiểm soát, người sử dụng hoàn toàn chủ động.

+ Phản ứng cháy không an toàn: vượt quá phạm vi, mức độ cần thiết, mất kiểm soát, người sử dụng bị động và bất ngờ.

- GV đặt câu hỏi:

+ Trong phản ứng cháy thì biến thiên enthalpy và biến thiên entropy sẽ âm hay dương? Vì sao?

(Biến thiên enthalpy , biến thiên entropy .

Phản ứng tỏa nhiệt mạnh do phản ứng có sự chuyển từ trạng thái ban đầu gồm chất cháy và chất oxi hoá có thế năng cao hơn về trạng thái các sản phẩm bền có thế năng thấp hơn rất nhiều.

Biến thiên entropy dương do phản ứng cháy tạo ra các sản phẩm cháy dạng khí và hơi có độ mất trật tự cao).

+ Từ đó hãy nêu biến thiên năng lượng tự do của phản ứng là âm hay dương?

(biến thiên enthalpy tự do của phản ứng  luôn âm).

+ Từ những điều trên hãy rút ra đặc điểm của phản ứng cháy.

(Luông kèm tỏa nhiệt và phát sáng).

+ Kể trên một số ví dụ sử dụng năng lượng phản ứng cháy để đốt nóng và chiếu sáng.

Ví dụ: chiếu sáng

 

Đốt nóng:

- HS thực hiện theo nhóm đôi tìm hiểu, thiết kế mô hình về tam giác cháy về điều kiện cần để đám cháy xảy ra, tìm hiểu về điều kiện đủ của phản ứng cháy xảy ra.

 

 

 

 

 

- HS đọc SGk, trả lời câu hỏi:

+ Sản phẩm cháy phụ thuộc vào điều gì?

+ Phân biệt quá trình cháy hoàn toàn và không hoàn toàn.

(Quá trình cháy không hoàn toàn thì: thiếu oxygen hoặc nồng độ oxygen thấp. Sản phẩm chứa các sản phẩm độc hại)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các sản phẩm cháy của một số nhiên liệu thông dụng. GV giới thiệu bảng 5.2, tác hại của một số sản phẩm cháy.

Từ đó, đề xuất giải pháp để sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn thông qua các việc:

+ Sử dụng lượng chất cháy phù hợp, điều khiển phản ứng đốt cháy xảy ra hoàn toàn

+ Giảm thải các khí độc hại, gây ô nhiễm và tái sử dụng các sản phẩm cháy

+ Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc khí thải.

- HS thảo luận trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr31).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Phản ứng cháy

- Phản ứng cháy là phản ứng oxi hóa – khử có tỏa nhiệt và phát sáng.

- Về bản chất, cháy là phản ứng hóa học giữa các chất cháy với oxygen có trong không khí hoặc với một chất oxi hóa khác kèm theo sự tỏa nhiệt và phát sáng.

Ví dụ: Phản ứng cháy của một số chất (SGK -tr28).

 

 

 

 

 

 

 

2. Đặc điểm

- Dấu hiệu đặc trưng:

(1) có xảy ra phản ứng hóa học

(2) có tỏa nhiệt

(3) có phát sáng.

- Quá trình cháy là một hoặc nhiều phản ứng hóa học xảy ra nối tiếp nhau. Quá trình này sẽ tiếp diễn nếu nhiên liệu vẫn còn và có nguồn cung cấp oxygen liên tục.

 

 

 

 

 

 

 

3. Điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra

- Điều kiện cần: (1) Chất cháy, (2) Chất oxi hóa; (3) Nguồn nhiệt.

- Điều kiện đủ:

(1) Nồng độ oxygen trong không khí phải lớn hơn 14% thể tích (ngoại trừ một số chất dễ cháy, gây nổ manh: hyrogen, methane, acetylene,..)

(2) Nguồn nhiệt phải đủ đưa hỗn hợp cháy đến nhiệt độ bắt lửa của chất cháy.

(3) Thời gian tiếp xúc của chất chấy, chất oxi hóa và nguồn nhiệt đủ lâu để chất cháy bắt lửa.

4. Sản phẩm cháy
- Sản phẩm của quá trình cháy phụ thuộc vào bản chất của chất cháy, chất oxi hóa và đặc điểm quá trình cháy hoàn toàn hay không hoàn toàn.

Bảng 5.2 (SGK – tr 30)

Câu hỏi 2:

Số  carbon có trong  than đá: .

Xét phản ứng đốt cháy:

Đốt cháy hoàn toàn  carbon giải phóng ra  nhiệt nên đốt cháy  carbon toả ra nhiệt lượng là: .

Năng suất toả nhiệt của loại than đá trên là .

 

 

 

 

Hoạt động 2: Phản ứng nổ

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ.

- Trình bày được khái niệm về "nổ bụi".

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức, trình bày được về phản ứng nổ.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề hóa học 10 KNTT Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy, nổ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 10 kết nối  Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy,, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 10 kết nối tri thức Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy,


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay