Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 10 bộ sách mới kết nối tri thức Bài 8: Phòng chống cháy, nổ. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Thực tế cho thấy, phần lớn các vụ cháy, nổ nếu được phát hiện sớm và xử lí kịp thời, đúng quy trình thì hậu quả của chúng sẽ giảm đi nhiều lần.
Vậy dựa vào dấu hiệu nào để sớm nhận ra nguy cơ xảy ra đám cháy? Khi chữa cháy cần tuân theo các quy tắc và quy trình nào? Sử dụng chất chữa cháy nào để dập tắt đám cháy đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Hoạt động 1: Phòng cháy, nổ
- HS phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nồ.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS tìm hiểu nội dung mục I SGK, trả lời các câu hỏi: + Điều kiện cần và đủ để xuất hiện cháy, nổ là gì? - GV chia HS làm 3 tổ, tìm hiểu nguồn phát sinh gây cháy nổ và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa các nguồn phát sinh đó trong phòng cháy. + Tổ 1: Tìm hiểu về các nguồn phát sinh nhiệt. + Tổ 2: Tìm hiểu nguồn phát sinh chất cháy. + Tổ 3: Tìm hiểu nguồn phát sinh chất oxi hóa. - HS trả lời câu hỏi 1 (SGK -tr46). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
I. Phòng cháy, nổ 1. Nguy cơ gây cháy, nổ - Điều kiện cần và đủ xuất hiện cháy, nổ là có đủ 3 yếu tố: nguồn nhiệt, chất cháy và chất oxi hóa. Bảng 8.1 (SGK-tr44): Các nguồn phát sinh cháy, nổ phổ biến 2. Các biện pháp cơ bản phòng chống cháy, nổ - Để đề phòng nguy cơ gây cháy nổ cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn nhiệt, chất cháy, chất oxi hóa. - Cần chuẩn bị sẵn: các phương tiện, nhân lực, không gian để phòng bị khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Bảng 8.2 (SGK -tr45): Kiểm soát các nguồn phát sinh gây cháy nổ. Câu hỏi 1: Các biện pháp đề phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình: + Tắt bàn là, bếp điện, máy sấy sau khi sử dụng và để xa các vật liệu dễ cháy. + Sử dụng thiết bị điện, đường dây điện, đúng công suất, cầu dao điện đảm bảo tiếp xúc điện tốt, có sự giám sát khi sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như nồi chiên, bếp điện... + Tập trung khi đun nấu bằng bếp điện để tránh nồi cạn nước hoặc cháy dầu mỡ bên trong. |
Bảng 8.1
Bảng 8.2:
Hoạt động 2: Chữa cháy
- Nêu được các nguyên tắc chữa cháy dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học.
- Giải thích được vì sao thường dùng carbon dioxide, dùng nước để chữa cháy, nhưng trong một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy mà lại phải dùng cát, carbon dioxide, ..
- Giải thích được tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm,... không sử dụng nước, carbon dioxide, cát, bọt chữa cháy để dập tắt đám cháy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS trả lời các câu hỏi sau: + Nêu dấu hiệu thường gặp của các đám cháy. + Trình bày phân loại đám cháy theo chất cháy. + Nguyên tắc chữa cháy là gì? Nêu ví dụ. + Nêu quy trình xử lí sự cố cháy, nổ. + Có các dạng chất chữa cháy thông thường nào? - GV cho HS thảo luận nhóm. Chia HS thành 4 tổ, tìm hiểu về thành phân, cơ chế, ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại dạng và chất chữa cháy. + Tổ 1: tìm hiểu về dạng lỏng, nước. + Tổ 2: Tìm hiểu về dạng khí nén, carbon dioxide. + Tổ 3: Tìm hiểu về dạng bột. + Tổ 4: Tìm hiểu về dạng bọt. - GV giới thiệu bảng về một số chất chữa cháy thông dụng. - GV cho HS tìm hiểu về cấu tạo và cách sử dụng bình chữa cháy khí nén carbon dioxide và bình chữa cháy dạng bột.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
II. Chữa cháy 1. Các dấu hiệu để nhận biết đám cháy - Ba dấu hiệu phổ biến để nhận biết một đám cháy đang xảy ra: + Mùi sản phẩm: các chất cháy sinh ra mùi, thường gọi chung là mùi khét. + Khói từ đám cháy: thông thường các vụ hỏa hoạn có khói màu đen hoặc màu xám. + Ngọn lửa, tiếng nổ. Bảng 8.3: Phân loại đám cháy theo chất cháy 2. Nguyên tắc chữa cháy - Một đám cháy có thể được ngăn chặn hoặt dập tắt bằng cách loại bỏ hoặc làm suy yếu bất kì yếu tố nào trong tam giác cháy (chất cháy, chất oxi hóa, nguồn nhiệt). 3. Cách xử kí sự cố cháy, nổ Các bước trong tiêu lệnh chữa cháy (1) Báo động cho mọi người biết (2) Cúp cầu dao điện khu vực bị cháy (3) Dùng vật dụng tại chỗ để dập lửa (4) Gọi 114 để gọi đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp 4. Các chất chữa cháy thông dụng - Chất chữa cháy phổ biến: nước, carbon dioxide, bọt chữa cháy, bột chữa cháy. - Các dạng chữa cháy thường gặp: + Dạng lỏng. + Dạng khí nén + Dạng bọt + Dạng bột Một số chất chữa cháy thông dụng Cấu tạo bình chữa cháy: Video: hướng dẫn sử dụng https://www.youtube.com/watch?v=980aUbuoCos
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 10 kết nối Bài 8: Phòng chống cháy, nổ, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 10 kết nối tri thức Bài 8: Phòng chống cháy, nổ