Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 Bài 2: Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • - Đánh giá được một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  • - Thực hiện được bài tập nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia hoạt động nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để đánh giá một sô biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Năng lực riêng: 

  • - Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Thực hiện được bài tập nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  1. Phẩm chất
  • - Chăm chỉ, trách nhiệm: Tích cực, tự giác tìm hiểu về một số trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, ti vi, màn hình trình chiếu;
  • SCĐHT, SGV Giáo dục kinh tế và pháp luật 11;
  • Video, tranh ảnh liên quan đến bài học;
  • Hình ảnh/ Slide chiếu các hình ảnh trong SCĐHT, giấy A3, bút màu, băng keo/ nam châm dính bảng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với một số biện pháp và chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  3. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” liên quan đến chủ đề bài học và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm HS chơi trò chơi “Tiếp sức” liên quan đến chủ đề bài học, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

  1. a) Hãy kể tên các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên mà em biết.
  2. b) Chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các biện pháp đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để kể tên các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.

- GV hướng dẫn, quan sât, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

  1. a) Các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên: trồng nhiều cây xanh, sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch, giảm sử dụng túi nilon, ưu tiên các sản phẩm tái chế,…
  2. b) HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các biện pháp đó, ví dụ:

+ Trồng nhiều cây xanh vì cây xanh cung cấp oxi, hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái,...

+ Sử dụng năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

+ Giảm sử dụng túi nilon vì túi nilon tốn rất nhiều thời gian mới có thể bị phân hủy sinh học, vì vậy chúng có thể tồn tại trong môi trường và gây hại cho nhiều sinh vật sống trong nước cũng như con người.

+…..

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Phát triển kinh tế gây ra tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, đến lượt mình, môi trường tự nhiên trả lại con người những thảm họa như sóng thần, bão lũ, mưa đá, hạn hán, dịch bệnh,… Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên đã dẫn đến những thách thức đối với sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Trước thực trạng môi trường tự nhiên hiện nay, mỗi quốc gia cần có các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên. Để tìm hiểu rõ hơn về các chính sách, biện pháp nhằm khắc phục hoặc hạn chế tình trạng trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 2: Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số chính sách nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để đánh giá một số chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và câu hỏi trong mục 1 SCĐHT.

- GV hướng dẫn HS xây dựng bộ câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên; bộ câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào nội dung 3 thông tin và các câu hỏi của mục 1 SCĐHT trang 18 – 20 để hướng dẫn HS thực hiện với các bước như sau:

+ Cá nhân: Đọc thông tin, câu hỏi trong SCĐHT trang 18 – 20.

+ Thảo luận theo nhóm để xây dựng 5 – 7 câu hỏi (có thể tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan) từ những nội dung đã học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trang SCĐHT và trả lời câu hỏi mục 1.

- HS thảo luận nhóm để xây dựng bộ câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS thiết kế trò chơi từ bộ câu hỏi (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời ở mục 1.

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ câu hỏi trước lớp, thống nhất lựa chọn những câu hỏi thể hiện rõ các chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

- GV hướng dẫn HS sử dụng các câu hỏi đã chọn để thiết kế trò chơi (Chiếc nón kì diệu/ Ai là triệu phú/ Giải đáp ô chữ,… có thể sử dụng các phần mềm như PowerPoint, Kahoot, Quizizz,… để thiết kế).

- GV tổ chức cho HS cả lớp thực hiện trò chơi (chọn 1 hoặc 2 nhóm có chất lượng)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Một số chính sách nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Gợi ý trả lời:

* Trả lời câu hỏi mục 1

a)

- Các chính sách của nhà nước nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

+ Tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi trường, thông qua việc: tuyên truyền, giáo dục và các biện pháp khác.

+ Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, phát triển hạ tầng kĩ thuật bảo vệ môi trường.

+ Ưu tiên xử lí ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

+ Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường.

+ Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

+ Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kĩ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

+ Thực thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường.

- Kết quả thực hiện:

+ Quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng, bước đầu đạt kết quả tích cực.

+ Kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động khai thác tài nguyên, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.

+ Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát về môi trường được tăng cường, xử lí nghiêm theo pháp luật một số vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Chú trọng chất lượng môi trường sống, cơ bản bảo đảm cung cấp nước sạch, dịch vụ y tế, dịch vụ vệ sinh môi trường cho người dân, đặc biệt là ở các đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn.

b)

Một số chính sách khác nhằm nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên:

- Tôn vinh, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường;

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường;

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lí môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

* Bộ câu hỏi tự luận:

Câu 1: Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã cụ thể hóa, đưa ra những chính sách cốt yếu cho giai đoạn tới, trong đó nhấn mạnh điều gì? (Đáp án: Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường)

Câu 2: Chính sách nào được coi là công cụ hữu hiệu để tác động đến hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng? (Đáp án: Chính sách thuế nói chung, chính sách bảo vệ môi trường nói riêng)

Câu 3: Mục tiêu của chính sách thuế bảo vệ môi trường là gì? (Đáp án: Chính sách thuế bảo vệ môi trường nhằm tác động tới hành vi của các chủ thể kinh tế thông qua việc ưu đãi thuế đối với các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường, đồng thời đánh thuế đối với hoạt động kinh tế làm tổn hại đến môi trường)

Câu 4: Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào? (Đáp án: Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng dựa trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường thì phải nộp thuế)

Câu 5: Biểu thuế bảo vệ môi trường được xây dựng dựa trên cơ sở nào? (Đáp án: Trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường của quốc gia và các thông lệ quốc tế)

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập KTPL11 Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Một số chính sách, soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Một số chính sách

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập KTPL 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay