Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Mục tiêu:

- HS nêu được nội dung liên quan đến thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động.

- HS phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm hợp đồng lao động trong các tình huống đơn giản, thường gặp.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, các câu hỏi của mục 3 SCĐHT trang 35 - 36 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn ý tưởng về video/ phim ngắn liên quan đến thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động; ý tưởng về video/ phim ngắn liên quan đến thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện theo các bước như sau:

+ HS đọc trường hợp, tình huống, các câu hỏi và kết luận của mục 3 trong SCĐHT trang 35 – 36. Dựa vào thông tin thu được để phác thảo ý tưởng và nội dung cho một video hoặc một đoạn phim ngắn về thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động.

+ HS làm việc theo nhóm: Lựa chọn ý tưởng về video/ phim ngắn của các thành viên, thống nhất chọn ý tưởng hay nhất, nội dung đầy đủ nhất, thu thập thêm các thông tin bổ sung, lựa chọn phần mềm thiết kế,… nhóm thảo luận và thiết kế video/phim ngắn (thời lượng 3 – 5 phút).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe các hướng dẫn và yêu cầu của GV.

- HS chọn ý tưởng, nội dung cho video/phim ngắn của nhóm mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời lần lượt các nhóm giới thiệu sản phẩm trước lớp.

- GV hướng dẫn HS nhận xét về ý tưởng, hình thức, sự sáng tạo, tính hấp dẫn của từng sản phẩm. Phân tích nội dung của việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động thể hiện trong từng video. Bình chọn sản phẩm có chất lượng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.

- GV thống nhất và kết luận về thực hiện cà chấm dứt hợp đồng lao động.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động

* HS có thể dựa vào phần phân tích và các nội dung chính sau để lên ý tưởng cho video/ phim ngắn.

Trả lời câu hỏi mục 3

a) Việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp, tình huống:

- Trường hợp 1: Anh H đã tuân thủ các điểu khoản trong hợp đồng lao động và đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc anh đề nghị bổ sung hợp đồng sau khi được chuyển công tác là đúng pháp luật. Việc công ty điều chuyển anh sang công việc khác theo yêu cầu công việc sẽ đúng pháp luật khi công ty bổ sung nội dung đó vào hợp đồng.

- Trường hợp 2: Việc giao kết hợp đồng lao động giữa bà N và anh P diễn ra đúng quy định. Bà N không thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng (không trả lương đúng hạn, giảm lương không có lí do hợp pháp). Anh P có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà N mà không phải chịu trách nhiệm pháp lí hay bất cứ hình thức bồi thường hợp đồng nào.

- Trường hợp 3: M không thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng (nghỉ việc không lí do, không báo cáo thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty X). Việc chấm dứt hợp đồng với M của công ty X được xem là hợp lí, tuy nhiên công ty X cần đảm bảo quyết định chấm dứt hợp đồng được thực hiện đúng quy trình và theo đúng luật lao động.

- Tình huống: Anh T có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty D. Trong trường hợp anh T đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không báo trước cho công ty theo quy định của pháp luật thì việc Giám đốc công ty D yêu cầu anh T phải bồi thường là đúng luật.

b) Hợp đồng lao động chấm dứt khi hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hoặc một số trường hợp chấm dứt theo quyết định, tuyên bố của Toà án. Hợp đồng lao động có thể chấm dứt trước thời hạn khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động

- Các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động phải tuân thủ đúng các điều khoản đã kí kết. Công việc theo hợp đồng phải do chính người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

- Khi thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

- Trong quá trình duy trì quan hệ hợp đồng, hợp đồng lao động có thể tạm hoãn thực hiện trong một thời gian nhất định đối với các trường hợp được pháp luật quy định hoặc hai bên thỏa thuận. Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng sẽ tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc về người lao động. Hết thời gian tạm hoãn, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo quy định của pháp luật.

- Chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt khi hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc, hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt, hoặc một số trường hợp chấm dứt theo quyết định, tuyên bố của Tòa án.

+ Hợp đồng lao động chấm dứt trước thời hạn. Với trường hợp này, một trong các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS tích cực, chủ động tham gia và vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia cuộc thi liên quan đến một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động; HS tham gia trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các câu hỏi trong cuộc thi.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV dựa vào các bài Luyện tập và Vận dụng trong SCĐHT trang 36, 37 để hướng dẫn HS thiết kế chương trình và tổ chức cuộc thi với các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế chương trình với 3 vòng thi.

- Vòng 1: Sử dụng bài luyện tập 1, 2 để thiết kế trò chơi trên Quizizz/Kahoot,...

- Vòng 2: Sử dụng bài luyện tập 3 để thiết kế phần thực hành đóng vai.

- Vòng 3: Sử dụng bài vận dụng (bài 4) để tổ chức học sinh thi thiết kế.

Bước 2: Hướng dẫn HS xây dựng tiêu chí, phiếu chấm cho từng vòng thi.

Bước 3: Phân công nhiệm vụ cho các nhóm theo từng nội dung của chương trình, phân công nhiệm vụ cho cá nhân: dẫn chương trình, trang trí, giám khảo, phiếu chấm,…

Bước 4: Tổ chức thực hiện cuộc thi theo kế hoạch, chương trình đã thiết kế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết, kiến thức được học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho các HS trình bày trước lớp:

Gợi ý trả lời:

Bài tập 1:

Ý kiến

Lựa chọn

Giải thích

A. Chỉ cần trong thỏa thuận giữa hai bên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lí, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Đồng tình

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng cách gọi tên khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và quản lí, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp tác lao động.

B. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Đồng tình

Đây là yêu cầu tất yếu thể hiện sự hợp tác của các bên để đi đến sự thống nhất ý chí nhằm xác lập quan hệ lao động.

C. Người lao động được tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng lao động nhưng phải phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Đồng tình

Đây là yêu cầu tất yếu trong việc giao kết hợp đồng lao động. Mặc dù hợp đồng lao động là kết quả của sự tự do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng sự tự do ở đây là có giới hạn. Giới hạn đó chính là chuẩn mực tối thiểu về quyền của người lao động được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

D. Ngoài những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được thỏa thuận những nội dung khác với người lao động.

Không đồng tình

- Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận bằng văn bản với người lao động làm việc có liên quan đến bí mật doanh nghiệp, kinh doanh về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật cùng công nghệ, quyền lợi và việc bồi dưỡng trong trường hợp vi phạm.

- Người sử dụng lao động có thể bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

E. Khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải cung cấp trung thực mọi thông tin mà người sử dụng yêu cầu.

Không đồng tình

Quan hệ lao động liên quan đến nhiều vấn đề mà nhu cầu của các bên thì rất đa dạng, Bộ luật Lao động không thể liệt kê hết những vấn đề mà mỗi bên có nhu cầu cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động.

Bài tập 2:

Trường hợp

Nguyên tắc

a. Ông A có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Tự do làm việc.

b. Chị B thông qua tổ chức dịch vụ việc làm đã tìm kiếm được công việc phù hợp với trình độ và sức khỏe của mình.

Tự do làm việc.

c. Em C (14 tuổi) ủy quyền cho người giám hộ của mình kí kết hợp đồng lao động với chủ nhiệm câu lạc bộ bơi lội của thành phố.

Tự do làm việc.

d. Giám đốc D kí quyết định sa thải người lao động khi người này tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

e. Bà Q không đồng tình với việc giám đốc công ty yêu cầu người lao động tự viết đơn xin thôi việc dù thời hạn hợp đồng vẫn còn.

Bảo vệ người lao động.

Bài tập 3:

  1. a) Người giúp việc của chị T không quay lại làm việc theo cam kết là hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi này có thể gây ra khó khăn cho chị T khi phải tìm kiếm một người giúp việc mới để thay thế và chịu chi phí để tuyển dụng. Cách xử lí trong trường hợp này phụ thuộc vào những điều khoản đã được ghi rõ trong hợp đồng lao động, nếu hợp đồng lao động có quy định rõ ràng về trường hợp người giúp việc không hoàn thành cam kết và bỏ trốn công việc, chị T có thể thực hiện các biện pháp pháp lí như thông báo việc vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho chị, hoặc khởi kiện. Nếu hợp đồng lao động không có quy định rõ ràng về trường hợp này, chị T có thể tham khảo với luật sư để biết thêm về quy định pháp luật liên quan đến trường hợp này và các biện pháp có thể thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình.
  2. b) Việc người lao động không thực hiện kí kết hợp đồng lao động pháp luật sẽ không có căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Nếu một doanh nghiệp không kí hợp đồng lao động với người lao động, việc đó sẽ bị coi là vi phạm pháp luật lao động. Các doanh nghiệp ở huyện X, ngoài việc thông báo lí do còn phải bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp nên xem xét kí hợp đồng lao động với người lao động để tránh các tranh chấp pháp lí và đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Nếu như đã có hợp đồng thì cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và đối xử công bằng với nhân viên, tránh việc bất hợp pháp.
  3. c) Theo quy định của pháp luật, anh V được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc công ty VP từ chối tiếp nhận anh V trở lại làm việc mà không có lí do hợp lí và không có thỏa thuận gì khác là vi phạm hợp đồng lao động. Hành vi này có thể mang lại hậu quả: anh V mất việc, không có lương, mất cơ hội phát triển nghề nghiệp. Công ty VP có thể bị phạt tiền, bị khởi kiện. Cách xử lí: anh V có thể đòi quyền lợi của mình thông qua cơ quan quản lí nhà nước về lao động, hoặc thông qua pháp luật. Nếu cần thiết, anh V có thể thuê luật sư đại diện cho mình trong vụ việc này.

Bài tập 4:

HS sử dụng bài viết ở Hoạt động 2.

Gợi ý trả lời:

(*) Bài tham khảo:

- Mục đích: giúp người lao động tại địa phương hiểu rõ được những vấn đề cơ bản của pháp luật lao động về hợp đồng lao động; từ đó, giúp người lao động xây dựng được ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

- Đối tượng tuyên truyền: người lao động tại địa phương

- Thời gian: ngày…. / tháng …. / năm ………

- Địa điểm: Hội trường Nhà văn hóa thôn/ xã/ phường ………..

Hình thức: tọa đàm, thuyết trình,…

- Nội dung tuyên truyền:

+ Khái niệm, hình thức, nội dung và loại hợp đồng lao động

+ Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động

+ Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động

+ Vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động

+ ….

* Phiếu chấm điểm:

Tiêu chí chấm điểm

Điểm số

Trả lời đúng và đưa ra lời giải thích hợp lí cho từng câu hỏi

 

Kịch bản sáng tạo

 

Phân công các thành viên hợp lí (các thành viên vận dụng được khả năng của mình trong vai diễn)

 

Bài tuyên truyền có nội dung đúng và đầy đủ

 

 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập KTPL11 Cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề, soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập KTPL 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay