Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo hiểm xã hội

  1. Mục tiêu:

- HS biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để nêu được quy định của pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội.

- HS nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến quy định của pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội.

- HS phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các tình huống đơn giản, thường gặp về bảo hiểm xã hội.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, các câu hỏi của mục 2 SCĐHT trang 40 - 41 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS phác thảo nội dung và ý tưởng cho dự án “Tuyên truyền quy định của pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội”.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về bảo hiểm xã hội; nội dung dự án “Tuyên truyền quy định của pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội”.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc 3 trường hợp, các câu hỏi và kết luận của mục 2 trong SCĐHT trang 40 – 41. Dựa vào những thông tin thu được để phác thảo ý tưởng và nội dung cho dự án “Tuyên truyền quy định của pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội”.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 hoặc 6): Lựa chọn ý tưởng, nội dung tự tìm hiểu của các thành viên để xây dựng một bản kế hoạch thực hiện dự án “Tuyên truyền quy định của pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội” (kế hoạch lập trên máy tính/giấy A0).

- Nội dung bản kế hoạch thể hiện được: Mục đích, đối tượng tuyên truyền; Địa điểm tuyên truyền, thời gian/thời lượng; Nội dung tuyên truyền (khái niệm bảo hiểm xã hội, các loại hình bảo hiểm xã hội, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, quyền và nghĩa vụ của các bên,…); Hình thức tuyên truyền (tranh cổ động, poster, áp phích, bài viết, video,…); Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS thực hiện dự án ngay tại lớp học theo hình thức đóng vai: Nhóm xây dựng dự án lần lượt vào vai người đi tuyên truyền, HS các nhóm khác lần lượt đóng vai người được tuyên truyền (tiếp nhận nội dung tuyên truyền, đặt các câu hỏi trao đổi, phản biện về nội dung tuyên truyền,…).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe các hướng dẫn và yêu cầu của GV.

- HS xây dựng bản kế hoạch.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời lần lượt các nhóm giới thiệu bản kế hoạch trước lớp.

- Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung để hoàn thiện kế hoạch của nhóm.

- Các nhóm thiết kế nội dung theo bản kế hoạch đã hoàn thiện, chuẩn bị cho phần thực hiện dự án.

- GV hướng dẫn HS nhận xét, trao đổi sau phần đóng vai, tập trung phân tích về nội dung, hình thức, loại hợp đồng được các nhóm thể hiện trong phần đóng vai.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi, nhận xét quá trình thực hiện dự án, tập trung thảo luận dự án, tập trung thảo luận về bảo hiểm xã hội, các loại hình bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội,… để đi đến thống nhất chung.

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.

- GV thống nhất chung và kết luận về bảo hiểm xã hội.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Bảo hiểm xã hội

* HS có thể dựa vào phần phân tích và các nội dung chính sau để thực hiện dự án.

Trả lời câu hỏi mục 2

a) Trường hợp 1: Những chi phí xí nghiệp X phải trả cho chị V trong thời gian chị nghỉ điều trị bệnh: tiền chữa bệnh, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, tiền lương,… Những chi phí đó lấy từ ngân sách hoạt động của xí nghiệp X. Chị V được xí nghiệp hỗ trợ toàn bộ chi phí vì chị đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định trong quá trình làm việc tại xí nghiệp (hơn 10 năm).

b) Trường hợp 2: Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ từ bảo hiểm khi đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

- Trong trường hợp này, nếu anh B đã đóng bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian làm việc của mình tại công ty (21 năm 6 tháng) thì anh B sẽ không mất quyền lợi từ bảo hiểm. Tuy nhiên, do anh B không liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thì có thể mất quyền lợi trong một số trường hợp cụ thể (Ví dụ: không đăng kí tham gia chế độ bảo hiểm sức khỏe, thì không được hưởng các chế độ hỗ trợ chi phí điều trị khi cần thiết,…).

c) Trường hợp 3: Nếu H làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp có quy mô từ 10 lao động trở lên, hoặc làm việc liên tục trong thời gian từ 3 tháng trở lên, thì H phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vì bảo hiểm xã hội là một hình thức bảo vệ cho người lao động trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro về sức khỏe, lao động, và khi nghỉ hưu (Điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

- Các loại hình bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (các chế độ được hưởng: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hưu trí, tử tuất,…); Bảo hiểm xã hội tự nguyện do Nhà nước tổ chức (chế độ được hưởng: hưu trí, tử tuất).

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

  1. Mục tiêu:

- HS biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để nêu được quy định của pháp luật lao động về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

- HS nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến quy định của pháp luật lao động về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

- HS phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các tình huống đơn giản, thường gặp về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, các câu hỏi của mục 3 SCĐHT và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS thảo luận để lên kịch bản tranh biện về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kịch bản tranh biện về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ này như sau:

+ HS làm việc theo nhóm: đọc 2 trường hợp, các câu hỏi và kết luận của mục 3 trong SCĐHT. Thảo luận, trao đổi để lên kịch bản tranh biện, tập trung xác định theo các yêu cầu sau:

* Vấn đề tranh biện: Được xác định từ 2 trường hợp trong SCĐHT (các từ khóa quan trọng liên quan đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động để xây dựng lập luận tranh biện).

* Nội dung tranh biện: Dựa vào 3 câu hỏi, phân tích các tình tiết trong 2 trường hợp để xác định luận điểm tranh biện về tranh chấp lao động, nguyên nhân của tranh chấp lao động, cách giải quyết tranh chấp,… Sắp xếp các ý của luận điểm cho logic, có tính liên kết, dễ hiểu, lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tin cậy,…

* Hình thức tranh biện: Chuẩn bị cả phương án ủng hộ và phương án phản đối.

* Lên phương án hỗ trợ nhau trong quá trình tranh biện. Dự kiến các câu hỏi phản bác của nhóm khác và đưa ra lập luận phản bác hoặc bảo vệ.

* Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên (sưu tầm thêm tư liệu, số liệu, ví dụ, minh chứng,… để làm rõ các luận điểm đã xác định).

- GV tổ chức cho HS tiến hành tranh biện theo các vòng: Vòng tuyên bố; Vòng tranh luận (chuẩn bị phản bác lần 1, lần 2); Vòng kết luận (bác bỏ và tuyên bố kết thúc).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe các hướng dẫn và yêu cầu của GV.

- HS chọn ý tưởng, nội dung phần tranh biện của nhóm mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời lần lượt các nhóm tranh biện.

- GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn, tính điểm để thống nhất và kết luận về các nội dung tranh biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.

- GV thống nhất và kết luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

* HS có thể dựa vào phần phân tích và các nội dung chính sau để thực hiện bài tranh biện.

Trả lời câu hỏi mục 3

a) Nhận xét về tranh chấp lao động trong các trường hợp:

- Trường hợp 1: Là tranh chấp lao động giữa doanh nghiệp M và 30 lao động thuộc phân xưởng Y. Đây là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong quá trình chấm dứt quan hệ lao động.

    Nguyên nhân của tranh chấp lao động này do việc chấm dứt hợp đồng lao động đột ngột và không tuân thủ quy trình theo đúng pháp luật lao động khiến quyền lợi và lợi ích của người lao động bị ảnh hưởng.

- Trường hợp 2: Tranh chấp lao động phát sinh giữa anh H (đại diện cho người lao động) và công ty M là tranh chấp về lợi ích do có sự khác biệt về quan điểm trong chính sách tiền lương, tranh chấp này phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

b) Đồng ý với ý kiến trong trường hợp 1 là tranh chấp cá nhân vì tranh chấp xảy ra do quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân bị người sử dụng lao động vi phạm, không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia tranh chấp.

   Trường hợp 2: Tranh chấp giữa tập thể người lao động và công ty M có thể xem là tranh chấp tập thể vì tình huống phát sinh từ hoạt động của người lao động trong công ty mục đích là vì lợi ích chung (phản đối chính sách tiền lương của công ty) không vì mục đích cá nhân (Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019).

c) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của người lao động: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.

     Tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết (trừ các tranh chấp lao động mà Bộ luật Lao động đã quy định).

    Các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp: có quyền giải quyết tranh chấp trực tiếp hoặc thông qua đại diện, có quyền rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu, có quyền thay đổi người tiến hành giải quyết theo quy định; có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Kết luận:

- Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và các thỏa thuận hợp pháp khác.

- Căn cứ vào quy mô của tranh chấp có tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể; tùy vào tính chất của tranh chấp mà có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và tranh chấp về lợi ích.

- Giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thểm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động gồm các bước:

+ Giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động, trừ một số tranh chấp như: sa thải; bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động;… + Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án. Bước này được áp dụng với trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải; hết hạn hòa giải mà không tiến hành hòa giải; hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải.

- Các bên có quyền giải quyết tranh chấp trực tiếp hoặc thông qua đại diện, có quyền rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu, có quyền thay đổi người tiến hành giải quyết theo quy định. Đồng thời, có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập KTPL11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề, soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập KTPL 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay