Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 KNTT CĐ 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (P5)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử11 bộ sách mới kết nối tri thức [..]. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tổng hợp các thông tin, tư liệu lịch sử qua hoạt động thực tế, sưu tầm tư liệu để nhận biết được những thành tựu chính về nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các thời kì, đặc điểm mới của nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam qua các thời kì.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.19.
  4. Sản phẩm:

- Bảng thống kê những thành tựu chính về nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các thời kì.

- Điểm mới của nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam qua các thời kì về chủ đề và họa tiết trang trí.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bài tập 1 – SGK tr.19

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ: Thông qua hoạt động thực tế, sưu tầm tư liệu, hoàn thành bảng thống kê những thành tựu chính về nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các thời kì (theo gợi ý dưới đây vào vở).

Thời kì

Công trình kiến trúc tiêu biểu

Công trình (tác phẩm) điêu khắc tiêu biểu

Thời Lý

?

?

Thời Trần

?

?

Thời Lê sơ

?

?

Thời Mạc

?

?

Thời Lê trung hưng

?

?

Thời Nguyễn

?

?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và hoàn thành bảng theo mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 cặp đôi nêu những thành tựu chính về nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các thời kì theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Thời kì

Công trình kiến trúc tiêu biểu

Công trình (tác phẩm) điêu khắc tiêu biểu

Thời Lý

Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam),…

Lá đề chim phượng, gạch trang trí hình rồng trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long,…

Thời Trần

Cung Tức Mặc – Thiên Trường, chùa tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa Thái Lạc (Hưng Yên),…

Tiên nư dâng hoa – Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), bộ cánh cửa chạm rồng (chùa Phổ Minh, Nam Định), tượng người và động vật (lăng vua Trần Hiến Tông, lăng Trần Thủ Độ),…

Thời Lê sơ

Điện Kính Thiên, điện Cần Chánh, điện Vạn Thọ tại Đông Kinh và Lam Kinh tại Tây Đô (Thanh Hóa),…

Bia Vĩnh Lăng, Rồng đá thềm điện Kính Thiên,…

Thời Mạc

Thành nhà Mạc (Lạng Sơn), đình Lỗ Hạnh (Băc Giang), đình Tây Đằng (Hà Nội),…

Chân đèn gốm hoa lam,…

Thời Lê trung hưng

Đình Chu Quyến (Hà Nội), đình Thổ Tang, Ngọc Canh (Vĩnh Phúc), đình Thạch Lỗi (Văn Giang, Hưng Yên), đình Đình Bảng (Bắc Ninh),…

Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh), tượng Phật Tuyết Sơn và 18 vị La Hán (chùa Tây Phương, Hà Nội).

Thời Nguyễn

Kinh thành Huế, Hoàng thành Thăng Long,…

Cửu đỉnh, Điêu khắc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn (Hiếu Lăng, Khiêm Lăng, Ứng Lăng),…

- GV chuyển sang bài tập mới.

Bài tập 2 – SGK tr.19

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Nêu điểm mới của nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam qua các thời kì về chủ đề và họa tiết trang trí.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 cặp đôi nêu điểm mới của nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam qua các thời kì về chủ đề và họa tiết trang trí.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Thời Lý: Đề tài thường là thiên nhiên như mây, sóng nước, hoa sen, hoa cúc nhiều

cánh, lá đề và đặc biệt là hình tượng rồng mình trơn, uốn lượn nhiều khúc.

+ Thời Trần: Có sự nối tiếp thời Lý, nhưng phong cách tạo hình thể hiện sự khoáng đạt, khoẻ khoắn hơn. Hoa văn trang trí điêu khắc chủ yếu trên đồ gốm, đình, chùa là hoa sen, hoa cúc, hình rồng, chim phượng, hổ, hình người,...

+Thời Lê sơ: Điêu khắc bao gồm điêu khắc lăng mộ, văn bia, thành bậc bằng đá,... Nghệ thuật chạm khắc, trang trí rất tinh xảo. Các thành bậc bằng đá, bia đá được chạm khắc các cảnh sinh hoạt như: đấu vật, đánh cờ, chèo thuyền....

+ Thời Mạc: Điêu khắc rất phát triển với chất liệu gỗ, đá. Các loại hình tượng thường có tượng Phật, Thánh được tiện bằng gỗ như: tượng nhân vật, tượng Quan Âm, Ngọc Hoàng, Kim Đồng, Ngọc Nữ...

+ Thời Lê trung hưng: Loại hình hoa văn trong điêu khắc phản ánh sinh động trí tưởng

tượng của dân gian với hình tiên nữ, hình các loài vật (rồng, phượng, hươu, lân, hổ, voi) và hình ảnh sóng nước, mây trời, hoa lá (hoa sen, hoa cúc, hoa dây),... thể hiện sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc.

+ Thời Nguyễn: Nghệ thuật điêu khắc chủ yếu thể hiện qua các tác phẩm chạm khắc

tinh xảo, đa dạng trong các lăng tẩm và di tích.

  • Ở Huế: Điêu khắc lăng tẩm thời Nguyễn nhìn chung khá chặt chẽ về quy phạm, các chi tiết được làm giống như thật, đặc tả hiện thực.
  • Ở khu vực Bắc Bộ, các công trình điêu khắc Phật giáo tiếp tục phát triển với nhiều chùa, tượng,... song tính sinh động giảm sút so với thời kì trước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chủ động sưu tầm được tư liệu từ sách, báo, internet; rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn giới thiệu về một bảo vật quốc gia, qua đó thêm trân trọng, tự hào về các di sản, bảo vật quốc gia.

- Biết cách tổng hợp thông tin từ hoạt động thực tế, sưu tầm tư liệu để thực hành thiết kế một bài giới thiệu để quảng bá giá trị của một công trình (tác phẩm) nghệ thuật truyền thống theo ý tưởng riêng của mình.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành câu hỏi bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.19.
  2. Sản phẩm:

- Đoạn văn về tác phẩm điêu khắc (hội họa) đã được công nhận là bảo vật quốc gia mà em ấn tượng nhất.

- Bài giới thiệu quảng bá trị của một công trình (tác phẩm) nghệ thuật truyền thống theo ý tưởng riêng.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bài tập 1 – SGK tr.19

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy viết đoạn văn ngắn (dưới 300 chữ) về một tác phẩm điêu khắc, hội họa đã được công nhận là bảo vật quốc gia mà em ấn tượng nhất.

- GV gợi ý cho HS đoạn văn cần có những nội dung sau:

+ Tên hiện vật, nơi lưu giữ, năm được công nhận là bảo vật quốc gia.

+ Niên đại của hiện vật (thuộc về thời kì hoặc triều đại).

+ Nét đặc trưng và giá trị lịch sử của nghệ thuật hiện vật.

+ Ý nghĩa và tính biểu tượng của hiện vật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS sưu tầm tư liệu, hình ảnh từ sách, báo, internet, hoàn thành đoạn văn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang bài tập mới.

Bài tập 2 – SGK tr.19

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế một bài giới thiệu để quảng bá giá trị của một công trình (tác phẩm) nghệ thuật truyền thống (thể hiện dưới dạng poster, infogrphic,…).

 

- GV gợi ý cho HS nội dung cần thực hiện:

+ Nội dung thông tin cần nêu được: tên công trình (tác phẩm); niên đại xây dựng (ra

đời); nét nổi bật về kiến trúc, điêu khác, mĩ thuật; ý nghĩa và giá trị lịch sử, nghệ thuật.

+ Hình thức trình bày cần đảm bảo: ngắn gọn, súc tích, ấn tượng (về kiểu dạng, màu sắc, kiểu chữ,...).

+ Phần mềm sử dụng: tuỳ chọn (Canva; Microsoft Powerpoint hoặc phần mềm thiết kế chuyên dụng khác (nếu biết)).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS sưu tầm tư liệu, hình ảnh từ sách, báo, internet, hoàn thành bài giới thiệu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý, thời Trần và thời Lê sơ về kiến trúc, điêu khắc.

+ Những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.

+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật. Những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.

+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc. Những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.

- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.19.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Chuyên đề 2 – Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 KNTT CĐ 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (P5)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Lịch sử 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Kết nối [..], soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 kết nối [..]

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Lịch sử 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay