Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử11 bộ sách mới kết nối tri thức [..]. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 4. Tìm hiểu một số danh nhân trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 15, mục Em có biết, thông tin mục V.1 SGK tr.50, 51 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu những nét chính về thân thế của Tuệ Tĩnh. Theo em, vì sao Tuệ Tĩnh được coi là “ông Tổ” của nghề thuốc nam?
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 16, mục Em có biết, thông tin mục V.2 SGK tr.51, 52 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu những nét chính về thân thế của Lê Quý Đôn. Vì sao các nhà sử học đánh giá Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn của Việt Nam trong thế kỉ XVIII? Nêu nhận xét của em về những đóng góp chính của Lê Quý Đôn đối với lịch sử khoa học, văn hóa – giáo dục của dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||
Nhiệm vụ 1: Tuệ Tĩnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 15, mục Em có biết, thông tin mục V.1 SGK tr.50, 51 và trả lời câu hỏi: + Giới thiệu những nét chính về thân thế của Tuệ Tĩnh. + Theo em, vì sao Tuệ Tĩnh được coi là “ông Tổ” của nghề thuốc nam? - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về Tuệ Tĩnh (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu sưu tầm trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu những nét chính về thân thế của Tuệ Tĩnh và lí giải vì sao Tuệ Tĩnh được coi là “ông Tổ” của nghề thuốc nam. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Tuệ Tĩnh là đại danh y thời Trần, người đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
V. Một số danh nhân trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo 1. Tuệ Tĩnh * Thân thế: - Tuệ Tĩnh (khoảng năm 1330 - ?) tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Ông thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ (tức Hoàng giáp), nhưng không ra làm quan mà đi tu tại chùa và lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh. * Sự nghiệp, đóng góp: Tuệ Tĩnh được coi là “ông Tổ” của nghề thuốc nam - Chuyên tâm nghiên cứu y học cổ truyền, làm thuốc chữa bệnh cứu người, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh, truyền nghề cho các học trò. + Khảo cứu, tập hợp khoảng 200 chứng bệnh, 4 000 phương thuốc chữa trị. + Phê phán tư tưởng mê tín dị đoan, không tin vào thuốc chữa bệnh. + Quan tâm tới phòng bệnh bằng rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. - Những bài thuốc của ông được tập hợp, ghi chép lại trong các bộ sách có giá trị: Nam dược thần hiệu, Hồng Nghĩa giác tư y thư,… - Tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa, dạy cách chữa bệnh cho các tăng ni, dạy nhân dân cách trồng cây thuốc nam để tự chữa bệnh, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, phương pháp vệ sinh phòng tránh bệnh tật. - Tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc, góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y Việt Nam.
|
|||
TƯ LIỆU: Tuệ Tĩnh (1330 - ?) là người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Mồ côi mẹ lúc 6 tuổi, được các nhà sư nuôi cho học, năm 22 tuổi đậu Thái học sinh (đệ nhị giáp tiến sĩ) dưới triều vua Trần Dụ Tông; không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Đó cũng là thời gian ông học thuốc, làm thuốc chữa bệnh cho người. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách có giá trị là Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó, có bản thảo 500 vị thuốc nam viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài Phú thuốc Nam 630 vị bằng chữ Nôm. Ông trở thành một thiền sư, một y sư; danh tiếng Tuệ Tĩnh không chỉ được biết đến ở Việt Nam, mà tiếng tăm ông đã đồn khắp Trung Quốc thời đó và còn được vua nhà Minh phong là Đại Y Thiền Sư, được mời vào Thái y viện.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ TUỆ TĨNH
https://www.youtube.com/watch?v=HvIzmEG4Ed4 |
||||
Nhiệm vụ 2: Lê Quý Đôn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 16, mục Em có biết, thông tin mục V.2 SGK tr.51, 52 và trả lời câu hỏi: + Giới thiệu những nét chính về thân thế của Lê Quý Đôn. + Vì sao các nhà sử học đánh giá Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn của Việt Nam trong thế kỉ XVIII? + Nêu nhận xét của em về những đóng góp chính của Lê Quý Đôn đối với lịch sử khoa học, văn hóa – giáo dục của dân tộc. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về Lê Quý Đôn (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Các danh nhân trong lĩnh vực khoa học – công nghệ thường có điểm gì chung? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về thân thế và những đóng góp của Lê Quý Đôn đối với lịch sử khoa học, văn hóa – giáo dục của dân tộc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Danh nhân trong lĩnh vực khoa học công nghệ thường là các thầy thuốc, các nhà khoa học…; là tác giả của những công trình khoa học, công nghệ có giá trị lớn trong kiến tạo tri thức khoa học, công nghệ và sự phát triển của dân tộc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Lê Quý Đôn là nhà bác học có nhiều đóng góp to lớn trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học. |
2. Lê Quý Đôn * Thân thế: - Lê Quý Đôn (1726 – 1784) quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là con Tiến sĩ Lê Phú Thứ, một danh thần của Triều vua Lê – chúa Trịnh. - Từ nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, trí nhớ tốt, lại rất chăm chỉ học hành. - Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. Ông từng đỗ đầu ba kì thi Hương, thi Hội và thi Đình. * Đóng góp chính: - Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của Triều Lê – Trịnh, được cử làm Phó sứ trong phái đoàn sứ thần sang nhà Thanh (1760). Nhiều lần dâng sớ xin triều đình nghiêm trị tình trạng quan lại tham nhũng, lạm dụng quyền hành, ức hiếp dân chúng. - Về sử học, ông biên soạn Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục; Về triết học, có Dịch Kinh phu thuyết, Xuân thu lược luận, Quần thư khảo biện; Về sáng tác văn học, có Hoàng Việt văn hải, Quế đường thi tập; Về khoa học, có Vân đài loại ngữ. - Là tấm gương lao động cần cù, miệt mài.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Lịch sử 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Kết nối [..], soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 kết nối [..]