Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 cánh diều bản mới nhất Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Luyện tập về chủ ngữ

Luyện tập về dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép

Luyện viết văn

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc diễn cảm trôi chảy, đạt tốc độ 85 – 90 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học thuộc lòng trong nửa cuối học kì I.
  • Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ.
  • Ôn luyện về chủ ngữ.
  • Ôn luyện về dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
  • Viết được các bài văn, đoạn văn đã học nửa cuối học kì I.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Rèn luyện phẩm chất trung thực, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Luyện tập đọc hiểu văn bản.

+ Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ.

+ Luyện tập về chủ ngữ.

+ Luyện tập về dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.

+ Luyện viết văn.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì I.

- Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa cuối học kì I.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 85 − 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:

+ Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp.

+ HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về:

- Danh từ, động từ, tính từ.

- Chủ ngữ.

- Công dụng của dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.

- GV hệ thống lại kiến thức cho HS.

+ Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian, hiện tượng tự nhiên,…).

+ Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

+ Tính từ là từ miêu tả đặc điểm (hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị,…) hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…

+ Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cho biết:

·        Sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là ai (con gì, cái gì,…).

·        Sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,…).

·        Sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,…).

+ Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm (bài văn, bài thơ, quyển sách, vở kịch, bộ phim, bức tranh, bức tượng,…).

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn tả cây cối, cách viết đoạn văn tưởng tượng, đoạn văn về một câu chuyện em thích.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bài văn tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

+ Viết đoạn văn tưởng tượng là như nào? Câu mở đầu của đoạn văn tưởng tượng có nhiệm vụ gì? Các câu tiếp theo có nhiệm vụ gì?

+ Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích là như nào? Câu mở đoạn trong đoạn văn viết về một câu chuyện em thích có nhiệm vụ gì? Các câu tiếp theo có nhiệm vụ gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về danh từ, biện pháp nhân hóa, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Câu 1: Gợi ý:

+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài.

+ Nêu được cảm nghĩ về bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

Câu 2: Gợi ý:

+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài.

+ Viết được đoạn văn tưởng tượng: đúng hình thức bài văn, đảm bảo nội dung.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học.

+ Hoàn thiện bài tập trong phiếu bài tập 1.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.

 

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp.

 

 

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

+ Bài văn tả cây cối thường gồm 3 phần. Đó là:

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa, quả,…)

- Thân bài:

·        Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.

·        Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

+ Viết đoạn văn tưởng tượng là kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra. Câu mở đoạn thường giới thiệu về sự việc (hoặc nhân vật, sự vật,…) tưởng tượng. Các câu sau tiếp tục phát triển sự tưởng tượng đã nêu ở câu mở đoạn.

+ Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích là nêu cảm nghĩ về câu chuyện để giải thích vì sao em thích câu chuyện đó. Câu mở đoạn thường giới thiệu câu chuyện và nêu cảm nghĩ chung về câu chuyện đó. Các câu tiếp theo làm rõ cảm nghĩ đã nêu ở câu mở đoạn.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

A

C

D

Câu 6: Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyền ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

a. Trong đoạn văn có:

- Danh từ: tiếng chim, chúng, Trường Sơn, chim đại bàng, chân, mỏ, mặt đất, cánh, trời, chiếc đàn, bầy thiên nga.

- Động từ: cất lên, bay về, chao lượn, che, vỗ, hòa âm, bơi lội, chen nhau.

- Tính từ: ríu rít, vàng, đỏ, rợp, xanh thẳm, trắng muốt.

b. Phân loại các danh từ tìm được.

- Danh từ chung: Tiếng chim, chúng, chim đại bàng, chân, mỏ, mặt đất, cánh, trời, chiếc đàn, bầy thiên nga.

- Danh từ riêng: Trường Sơn.

Bài 2: Công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn là: đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Bài 3: Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Bài 4:

a. Chủ ngữ: lòng tôi.

b. Chủ ngữ: Trường Sa.

c. Chủ ngữ: chàng.

Bài 5:

- Danh từ: đất đỏ, suối, đường, chúng tôi, các em, bản làng, hộ gia đình.

- Động từ: ngã, nằm, trượt lăn xuống, đến, ở, tách biệt, sống.

- Tính từ: lầy lội, dốc và trơn.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 Cánh diều, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay