Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 cánh diều bản mới nhất Bài 3 Bài đọc 2: Một người chính trực. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa
Viết: Luyện tập tả cây cối
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS xem một clip về tính trung thực. - GV dẫn dắt vào bài ôn tập: + Bài đọc 2: Một người chính trực. + Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa. + Viết: Luyện tập tả cây cối. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Một người chính trực a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Một người chính trực với giọng đọc thong thả, rõ ràng; đọc rõ tên các vị vua, quan và các chức vụ trong triều đình; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; nhấn giọng từ ngữ quan trọng và thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc đoạn và đọc nối tiếp nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu về biện pháp tu từ nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nhắc lại khái niệm về nhân hóa, các kiểu nhân hóa. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhân hóa là gì + Có mấy kiểu nhân hóa? Kể tên? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn tả cây cối. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Bài văn tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Một người chính trực. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và trả lời các câu hỏi phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Một người chính trực để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. + Ôn lại các kiến thức về nhân hóa. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng theo dõi.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. + Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi. + Có 3 kiểu nhân hóa. Đó là: · Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người. · Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người. · Nói với sự vật như nói với người. - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Bài văn tả cây cối thường gồm 3 phần. Đó là: - Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa, quả,…) - Thân bài: + Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả. + Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: Những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất. Chúng được nhân hóa bằng cách gán những hoạt động của con người với sự vật làm cho chúng được hình dung có những hoạt động tương tự với con người. Bài 2: a. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. b. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người. c. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người. d. Vật tự xưng như con người. Bài 3: HS đặt câu đúng theo yêu cầu. VD: Ven bờ, những lũy tre duyên dáng nghiêng đầu, soi tóc xuống dòng sông. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. Câu 1: Bài văn có 5 đoạn. - Đoạn 1: Giới thiệu về cây nhãn. - Đoạn 2: Cây nhãn trong ấn tượng của người viết. - Đoạn 3: Miêu tả đặc điểm hình dáng của cây nhãn. - Đoạn 4: Miêu tả quá trình ra hoa kết quả và ứng dụng của cây nhãn. - Đoạn 5: Cảm nghĩ của người viết về cây nhãn. Câu 2: - Thân gỗ, cao từ 10 đến 15 mét, thân cây được bao phủ một lớp vỏ màu nâu thỉnh thoảng có vài vết nứt nhỏ và những mảng vỏ nứt ra. - Cây nhãn có nhiều cành tỏa ra bốn phía , trên cành có rất nhiều lá. Lá của cây nhãn nhỏ và mọc đối xứng, lá nhãn non có màu nâu đỏ, màu sắc của lá dần chuyển sang màu xanh đậm, trên mặt lá có nổi những đường gân lá. - Hoa nhãn nhỏ li ti mọc thành từng chùm màu trắng ngà. Quả nhãn non màu xanh có những chiếc gai li ti ở bên ngoài. Quả nhãn to dần vỏ nhãn chuyển sang màu nâu. Câu 3: - Cây nhãn có giá trị kinh tế. - Quả nhãn là nguyên liệu để chế biến các món ăn. - Nhãn còn có thể làm quả tặng. Câu 4: Cách thức miêu tả: Tả từng bộ phận của thân cây và tả thời kì ra hoa kết quả của cây - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 Cánh diều, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 3 Bài đọc 2: Một người chính, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 3 Bài đọc 2: Một người chính