Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 cánh diều bài 6: Ôn tập văn bản 2: đẽo cày giữa đường

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 Cánh Diều bản mới nhất bài 6: Ôn tập văn bản 2: đẽo cày giữa đường. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức bài học về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.

  1. Phẩm chất:

          - Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
  4. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

GV dẫn dắt vào bài học:

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu:

- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đề tài sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian của truyện ngụ ngôn).

- Nhận biết được thông điệp, bài học mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Từ thông điệp, tự rút ra bài học, có thể mở rộng những bài học mới, liên hệ đến đời sống của bản thân và các thành ngữ tương ứng.

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Đẽo cày giữa đường
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Đẽo cày giữa đường
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I.   TÓM TẮT TÁC PHẨM – BỐ CỤC TÁC PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Tóm tắt lại nội dung câu chuyện?

+ Trình bày đặc điểm cũng như tóm tắt nội dung văn bản?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

II.           CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Nhiệm vụ 1: Câu chuyện đẽo cày của anh thợ mộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Hãy tóm tắt bối cảnh của truyện “Đẽo cày giữa đường”.

+ Ở đoạn 2, người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần góp ý? Từ đó em hãy nhận xét về tính cách của nhân vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu kết quả của việc đẽo cày của người thợ mộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Kết quả việc đẽo cày của người thợ mộc là gì?

+ Tìm câu thành ngữ liên quan đến câu chuyện đẽo cày này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 3: Bài học nhận thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu, yêu cầu các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc - tóm tắt

- Cách đọc

- Tóm tắt: Truyện kể về một người thợ mộc bỏ hết vốn liếng mua gỗ về đề đẽo cày bán. Khi anh thực hiện công việc có nhiều người góp ý. Mỗi lần nghe người khác góp ý, anh ta lại sửa cái cày của mình. Cuối cùng anh làm những cái cày rất to phải sức voi mới kéo được. Kết cục anh chẳng bán được cái cày nào, vốn liếng cũng hết sạch.

2. Đặc điểm văn bản

- Thể loại: truyện ngụ ngôn

- Nhân vật chính: người thợ mộc

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- Bố cục: 3 phần

+ P1 (đoạn 1): Bối cảnh của người thợ mộc

+ P2 (đoạn 2): Công việc đẽo cày của anh thợ mộc

+ P3 (đoạn 3): Kết quả của việc đẽo cày

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Câu chuyện đẽo cày của anh thợ mộc

a. Hoàn cảnh của người thợ mộc

- Một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.

 

b. Việc đẽo cày của người thợ mộc

- Có rất nhiều người xem anh ta đẽo cày và mỗi người góp một ý khác nhau:

+ Lần 1: Phải đẽo cao, to mới dễ cày.

-> Cho là phải – đẽo

+ Lần 2: Phải đẽo nhỏ, thấp hơn.

-> Cho là phải – đẽo

+ Lần 3: Phải đẽo to gấp đôi, gấp ba cho voi cày.

-> Liền đẽo ngay

- Mỗi người góp một ý, anh thợ mộc đều cho là phải, thấy có lí và làm theo.

=> Anh thợ mộc không có chính kiến của bản thân mình, luôn bị động, thay đổi theo ý của người khác.

Kết quả của việc đẽo cày

 

- Anh ta bày đầy hàng ra nhưng không ai mua.

- Tất cả gỗ đẽo đều hỏng hết.

- Vốn liếng đi đời nhà ma.

=> Anh thợ mộc hết vốn liếng, không đạt được kết quả mong muốn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bài học nhận thức

-  Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của minh. Khi đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn.

-  Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường: hàm ý chê những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chăng đạt được kết quả gì.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Truyện ngụ ngôn. Kể chuyện ngôi 3.

- Tình tiết có mức độ tăng dần.

- Kết thúc truyện gắn với bài học sâu sắc trong cuộc sống.

2. Nội dung

- Câu chuyện kể về người thợ mộc đẽo cày theo ý người khác dẫn đến kết quả mất hết vốn liếng.

- Qua đó, tác giả dân gian nhắn nhủ mỗi người cần có chính kiến, kiên định, biết lắng nghe có chọn lọc, không nên vội vàng nghe theo lời người khác.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Đẽo cày giữa đường
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi liên quan văn bản Đẽo cày giữa đường
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 cánh diều bài 6: Ôn tập văn bản 2: đẽo cày giữa đường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 Cánh Diều bản mới nhất bài 6: Ôn tập văn bản 2: đẽo. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay