Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 cánh diều bản mới nhất bài: Thực hành tiếng Việt – Thành phần biệt lập trong câu. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…./…./….
Ngày soạn:…/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu trên bảng và trả lời câu hỏi:
Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu. (Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ) |
- GV đặt câu hỏi: Tìm thành phần biệt lập trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ kiến thức đã học, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của các bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài học mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về thành phần biệt lập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4-5 nhóm yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu dưới đây · Hệ thống kiến thức về thành phần biệt lập trong câu (có thể dùng bảng hoặc sơ đồ)? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân: Em hãy nêu những ví dụ phân tích và làm rõ dấu hiệu nhận biết của các thành phần biệt đã nêu trên? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới. |
1. Hiểu biết chung về thành phần biệt lập Các chức năng cụ thể của thành phần biệt lập a) Thành phần gọi – đáp - Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. - Thành phần này được biểu hiện bởi các từ như: này, ơi, dạ, vâng, ừ, anh ơi, thưa ông,… Ví dụ: “Này, thầy nó ạ” (Kim Lân) “Vâng, tôi xin đi” (Nguyễn Công Hoan) b) Thành phần cảm thán - Được đùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,…) của người nói. - Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ, tổ hợp từ có ý nghĩa cảm thán: a, ô, ồ, ô hay, ôi chao, ơ, ơ kìa, chao ôi, trời ơi,… Ví dụ: “Ôi chao, sớm với muộn thì có ăn thua gì” (Thạch Lam) c) Thành phần tình thái - Được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu - Thành phần tình thái thường được thể hiện bằng các từ: chắc, có lẽ, dường như, lẽ ra, quả là, không lẽ, chả nhẽ, chừng như, hình như, may sao, may ra, nhất định, thật ra,… Ví dụ: “Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại…” (Ngô Tất Tố) d) Thành phần chuyển tiếp - Được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó. - Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ ngữ như: tóm lại, ấy thế mà, hơn nữa, ngoài ra, nhân đây, như đã nói trên, như vật, nói cách khác, nói chung, trái lại, thì ra, trước hết, thứ đến, tiếp theo,… Ví dụ: “Như đã giải thích bên trên, mưa sao băng là do những ngôi sao chổi gây ra” (theo Hồng Nhung) e) Thành phần phụ chú - Được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. - Khi nói thành phần này thường được tách biệt về ngữ đueyeh; khi viết, được đánh dấu bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Ví dụ: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp” (Thanh Tịnh) 2. Nhắc lại kiến thức Ví dụ về thành phần biệt lập trong câu a) Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về - Thành phần biệt lập tình thái b) Tác giả đã thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa – bày tỏ niềm tiếc thương. - Thành phần biệt lập phụ chú c) Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa - Thành phần biệt lập cảm thán d) Người đồng mình thương lắm con ơi - Thành phần biệt lập gọi đáp |
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài học.
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng Việt – Thành phần, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng Việt – Thành phần