Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 cánh diều bản mới nhất bài: Văn bản 1 - Nắng mới. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Người dạy:…/…/…
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ: Hãy chia sẻ cảm xúc của em sau khi nghe bài hát Gặp mẹ trong mơ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2 -3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ cảm nhận về bài hát
Bước 4: Đánh giá kết hợp thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học:
“Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa
Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo
Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ…”
Tình mẫu tử có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ là người sinh ra chúng ta, yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện. Có lẽ chính vì vậy, tình mẫu tử từ xa xưa đã trở thành đề tài sáng tác bất tận cho văn học và nghệ thuật. Trong vô số những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không nhắc đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nắng mới, trả lời các câu hỏi: +Nêu một vài nét về tác giả Lưu Trọng Lư? + Nêu thể loại của bài thơ? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung: +Nêu một vài nét về tác giả Lưu Trọng Lư? + Nêu thể loại của bài thơ? - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành hai nhóm lớn thực hiện nhiệm vụ sau: +Nhóm 1: Tìm hiểu về thiên nhiên Chiêm Hóa? · Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? · Từ “nắng mới” được lặp lại trong câu đầu tiên của khổ thơ đầu có ý nghĩa gì? · Nhận xét hình ảnh “nắng” trong bài thơ? · Tìm các biện pháp tư từ xuất hiện trong khổ 1 và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? +Nhóm 2: Tìm hiểu về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình? · Nhận xét về sự thay đổi của mạch thơ trong khổ thơ thứ hai? · Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên như thế nào? Qua đó thể hiện tâm trạng như thế nào của tác giả? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hộ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời đại diện 2 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ sung về nội dung các nhóm phụ trách. - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới.
|
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Tác phẩm - Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam. - Là một trong những người tiên phong của Phong trào Thơ mới, những bài thơ của ông mà "nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta" đã góp phần khẳng định vị thế của Thơ mới. - Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. - Tác phẩm nổi bật: Tiếng thu, Trăng lên, Nắng mới b. Thể loại - Thể thơ bảy chữ
2. Nhắc lại kiến thức a. Bức tranh thiên nhiên “nắng mới” + Tiếng gà trưa xao xác, kỷ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ + Từ “nắng mới” trong tựa đề lại để một lần nữa được chọn đề mở bài thơ một sợ dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa. => Dưới con mắt duyên của Lưu Trọng Lư, nắng chỉ là một ảnh hình quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gọi về những kỷ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, cũng quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa xao xác não nùng. - Hai từ láy gợi âm nhiều hơn gợi tả “xao xác”, “não nùng”. - Lời thơ viết giản dị, tự nhiên, không một chút cầu kỳ, gọt => Kỷ niệm ùa về, lung linh trong màu nắng mới, đánh thức dậy trong tâm hồn nhà thơ cả một thời dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa. - “Những ngày không” ấy đã in dấu một kỷ niệm hay hình ảnh một người nào? b. Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình - Mạch thơ liên tục, trải dài sang khổ thứ hai để chuyển hoàn toàn về quá khứ. + Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. => Qua cách nói dường như đang cố nén niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, ta chợt hiểu ra và đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn của tác giả: người mẹ ấy không còn nữa. + Từ “nắng mới” là cái nắng mỗi độ xuân về, khi mẹ tác giả thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. + Cũng là “nắng mới” nhưng cái nắng của quá khứ không “hắt bên song” buồn bã mà tràn đầy sức sống, niềm vui “reo ngoài nội” vì đó là nắng của những ngày còn mẹ. + Từ “reo” như một nốt nhạc lảnh lót, tươi vui khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống. => Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhát mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. - Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vẫn chưa hết thổn thức, bồi hồi. + Hình ảnh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa... =>Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ nên nỗi nhớ lúc nào cũng chỉ chực dâng trào. + Hình ảnh “tay áo” đã đẩy “nét cười” ra phía sau, tạo nên độ sâu cho bức tranh, đồng thời tăng thêm sức duyên dáng, gợi cảm cho “nét cười”. => Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thần của họa sĩ - thi sĩ Lưư Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc. => Phải chăng là vì ta chợt bắt gặp trong hình ảnh đó một cái gì rất đỗi thân quen như của mẹ ta mà cũng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lắng hi sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Nắng mới, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Nắng mới