Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT Bài 9: Thực hành tiếng Việt (tr.101)

Bài giảng điện tử hay còn gọi là giáo án điện tử powerpoint dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài 9: Thực hành tiếng Việt (tr.101). Bài soạn dạy thêm thiết kế đặc sắc, nhiều hình ảnh, video, trò chơi hấp dẫn. Bộ giáo án có file tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI! 

KHỞI ĐỘNG 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu: 

THẦY BÓI XEM VOI 

Ông nào cũng chưa từng một lần nhìn thấy con voi nên không biết hình thù nó ra sao. Bỗng nghe dân tình kháo nhau có người đang dắt voi đi ngang qua làng. Năm ông thầy bói chung tiền vào đưa cho người quản voi bảo họ cho voi dừng lại để xem. 

Ông sờ vòi, ông sờ ngà, ông thì sờ chân, ông thì sờ tai còn ông thì sờ đuôi. Sau khi sờ voi kĩ lưỡng thì 5 ông thầy lần lượt phán. 

Thầy sờ vòi của voi thì phán: 

– Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi (1) 

Thầy sờ ngà voi thì lại phán: 

– Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn (2) 

Tiếp đến thầy sờ tai thì phán: 

– Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc (3) 

Thầy sờ chân voi phản ứng ngay: 

– Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy (4) 

Cuối cùng thầy sờ đuôi phán: 

– Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn. (5) 

Năm ông thầy mỗi ông một ý, không ông nào chịu nhường ông nào cả nên nhảy vào cãi lộn rồi xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán. 

Em hãy tìm các câu khẳng định và câu phủ định trong truyện ngụ ngôn trên? 

Hướng dẫn thực hiện 

Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi 

Câu khẳng định 

Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn 

Câu phủ định 

Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc 

Câu phủ định 

Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy 

Câu phủ định 

Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn. 

Câu phủ định 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: 

CÂU KHẲNG ĐỊNH VÀ CÂU PHỦ ĐỊNH 

NỘI DUNG BÀI HỌC 

I HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÂU KHẲNG ĐỊNH VÀ CÂU PHỦ ĐỊNH 

Thảo luận nhóm: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: 

Câu khẳng định dùng để làm gì? Nêu hình thức của câu khẳng định? Lấy ví dụ? 

Câu phủ định dùng để làm gì? Nêu hình thức của câu phủ định? Lấy ví dụ? 

  1. Câu khẳng định

Khái niệm: là câu dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định. 

Hình thức 

Trong câu thường không chứa các từ ngữ mang ý nghĩa phủ định 

Được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định”, từ phủ định sau 1 từ phiếm chỉ 

Ví dụ: Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu… (Băng Sơn) 

  1. Câu phủ định

Khái niệm: Câu phủ định là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc hoặc bác bỏ một ý kiến, một  nhận định nào đó. 

Hình thức 

thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, đâu (có), có….đâu, làm gì, làm sao,… 

Ví dụ:  

“Bác chưa hát vì chua có người nghe” (Thạch Lam) 

“Lạy chị, em nói gì đâu!” (Tô Hoài) 

II NHẮC LẠI KIẾN THỨC VỀ CÂU KHẲNG ĐỊNH VÀ PHỦ ĐỊNH 

Nêu ví dụ làm rõ câu khẳng định và câu phủ định. 

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi 

Phủ định bác bỏ 

Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào yên tĩnh... 

Phủ định miêu tả 

Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long.. 

Không phải câu phủ định 

III LUYỆN TẬP 

(trả lời câu hỏi trắc nghiệm) 

Câu 1: Những từ ngữ nào thường xuất hiện trong câu phủ định? 

  1. Chẳng, chưa, không, chả.
  2. À, ơi, nhé, nhỉ.
  3. Gì, sao, nào, đâu.
  4. Đừng, hãy, chớ, nên.

Câu 2: Nếu thay từ phủ định không bằng từ phủ định chưa trong câu “Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp” thì ý nghĩa câu thay đổi như thế nào? 

Câu 3: Câu nào sau đây không phải câu phủ định? 

Câu 4: Từ câu khẳng định sau đây, khi chuyển thành câu phủ định nào thì ý nghĩa không thay đổi? 

Trong giờ học, nó rất trật tự. 

Câu 5: Đâu là ví dụ cho hình thức “phủ định của phủ định” của câu khẳng định? 

Câu 6: Phân tích giá trị nghệ thuật của những từ phủ định trong câu thơ dưới đây. 

Chờ mãi anh sang anh chả sang 

Thế mà hôm nọ hát bên làng 

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn 

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng! 

(Mưa xuân, Nguyễn Bính) 

Câu 7: Phân tích giá trị nghệ thuật của những từ phủ định trong câu thơ dưới đây. 

Nào đâu cái yếm lụa sồi 

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân 

Nào đâu cái áo tứ thân 

Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen. 

(Chân quê, Nguyễn Bính) 

Câu 8: Tìm từ ngữ phủ định trong câu Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì. 

... 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT Bài 9: Thực hành tiếng Việt (tr.101)

Đang liên tục cập nhật...


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Powerpoint Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, giáo án powerpoint dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT, giáo án powerpoint tăng cường Ngữ văn 8 Kết nối Bài 9: Thực hành tiếng Việt (tr.101)

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT (Bản Powerpoint)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay