Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 CTST bài 10: Mưa

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Địa lí 10 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 10: Mưa. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN ĐỊA LÍ

KHỞI ĐỘNG

Xem một video dự báo thời tiết ngắn về mưa và trả lời câu hỏi

KHỞI ĐỘNG

  • Em hãy kết tên một số dạng mưa mà em biết.
  • Theo em, nước ta có lượng mưa trung bình năm cao hay thấp? Mưa thường hay xuất hiện vào mùa nào (trong những tháng nào trong năm?)
  • Khu vực nào trên thế giới có lượng mưa ít? Vì sao lượng mưa phân bố không đồng đều tại các khu vực trên Trái Đất?
  • Một số dạng mưa: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, mưa tuyết,…
  • Nước ta có lượng mưa trung bình năm cao, thường mưa nhiều vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10.
  • Các khu vực có lượng mưa thấp thường nằm ở vùng ôn đới và vùng cực. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đồng đều do nhiều yếu tố: vị trí địa lí, địa hình, dòng biển,…

BÀI 10: MƯA

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
  2. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
  • Cho biết các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. Cho ví dụ chứng minh.
  1. Khí áp

Những vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

Ở các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không có mưa.

  • Dưới những đai khí áp cao cận chí tuyến mặc dù nhiệt độ cao nhưng trời trong, không có mây, rất khô hạn và thường xuất hiện những hoang mạc lớn như hoang mạc Ô-xtrây-li-a, Xa-ha-ra, Ả Rập.
  1. Frông
  • Là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.
  • Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí → Nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.
  • Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt.
  • Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.
  • Là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.
  • Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí → Nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.
  • Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
  1. Gió

Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa, mưa càng ít.

  • Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô.
  • Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hạ có gió thổi từ đại dương vào lục địa.
  1. Dòng biển

Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

  • Ảnh hưởng của dòng biển lạnh đã tạo nên các hoang mạc ven đại dương như A-ta-ca-ma (Atacama - Nam Mỹ); Na-míp (Namiibb - châu Phi),...
  1. Địa hình
  • Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa:
  • Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.
  • Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ấm không khí giảm sẽ không còn mưa.

=> Những sườn và đỉnh núi cao thường ít mưa.

  1. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  1. Phân bố theo vĩ độ
  • Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ:
  • Mưa nhiều nhất ở Xích đạo, tiếp đến là ở hai vùng ôn đới.
  • Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
  • Càng về hai cực lượng mưa càng giảm. Khu vực gần cực Bắc và cực Nam mưa rất ít.
  1. Phân bố theo khu vực
  • Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều giữa các khu vực theo chiều đông tây do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển,...
    • Các khu vực gần biển, có dòng biển nóng chảy qua → mưa nhiều.
    • Các khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua → mưa ít.

LUYỆN TẬP

Hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập phần Luyện tập (SGK tr.48):

  1. Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố mưa trên Trái Đất.
  2. Em hãy xác định hướng những khu vực có mưa nhiều và những khu vực mưa ít trên các lục địa.

VẬN DỤNG

Em hãy sưu tầm thông tin và hình ảnh về những khu vực có mưa nhiều nhất và ít nhất trên Trái Đất.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong Sách bài tập địa lí 10.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 11. Thực hành: Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THAM GIA TIẾT HỌC, HẸN GẶP LẠI!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 CTST bài 10: Mưa

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Địa lí 10 cánh diều, giáo án điện tử Địa lí 10 cánh diều bài 10: Mưa, giáo án trình chiếu Địa lí 10 cánh diều bài 10: Mưa

 

Bài giảng điện tử Địa lí 10 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay