Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 CTST bài 2: phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Địa lí 10 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 2: phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

  • Viết vào cột K những gì đã biết, viết vào cột W những gì muốn biết về vai trò của bản đồ và cách sử dụng bản đồ.

BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ VÀ TRONG ĐỜI SỐNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí
  2. Sử dụng bản đồ trong đời sống

1. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí

Tác dụng: Giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội và rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,...

  • Đọc thông tin trong mục I (SGK tr.14-15) và hoàn thành phiếu học tập

Để sử dụng hiệu quả bản đồ chúng ta phải tiến hành:

  • Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
  • Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
  • Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ.

→ Lần lượt khai thác từng nội dung thông qua hệ thống kí hiệu bản đồ, tỉ lệ bản đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và phương hướng trên bản đồ; phân tích các số liệu và biểu đồ trên bản đồ (nếu có).

Để sử dụng hiệu quả bản đồ chúng ta phải tiến hành:

  • Ngoài ra, khi sử dụng bản đồ cần phải hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát triển tư duy không gian.

Quan sát bản đồ Hình 2 và thực hiện:

  • Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta.
  • Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50m.
  1. Sử dụng bản đồ trong đời sống
  • Đọc thông tin trong mục II và thực hiện các nhiệm vụ sau:
  • Sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn.
  • Trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ số hoặc bản đồ truyền thống.
  • Tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay), biết khoảng cách đo được trên bản đồ là 5cm và bản đồ có tỉ lệ 1:200 000

Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội:

Trong sinh hoạt hàng ngày: Dùng để xác định vị trí, tìm đường đi, tính khoảng cách, xem dự báo thời tiết,...

Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các dự án quy hoạch, phát triển vùng

Xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông hay thiết kế các chương trình du lịch,…

Trong lĩnh vực quân sự : Xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa vật để phòng thủ và tấn công,…

Cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp trong đời sống

  1. Xác định vị trí
  • Chủ yếu dựa vào hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến để xác định tọa độ địa lí, chỉ ra vị trí.
  • Đối với bản đồ số: xác định dựa vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
  1. Tìm đường đi
  • Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đổ giao thông có địa danh bạn cần tìm.
  • Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
  • Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.
  1. Tính khoảng cách địa lí
  • Muốn tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ ta làm như sau:
  • Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ.
  • Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế.

LUYỆN TẬP

  • Nhiệm vụ 1. Em hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ truyền thống hoặc bằng bản đồ số.
  • Nhiệm vụ 2. Hoàn thành cột L trong phiếu học tập KWL.

VẬN DỤNG

Em hãy sưu tầm một bản đồ du lịch Việt Nam, xác định quãng đường đi từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) và vẽ lại thành một bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch trên đường đi.

Gợi ý:

  • Dựa vào bản đồ du lịch Việt Nam trong Atlat Địa lí (tỉ lệ: 1 : 6 000 000).
  • Dùng thước đo khoảng cách từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Tích tích của khoảng cách vừa đo với tỉ lệ bản đồ để tính quãng đường.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong Sách bài tập địa lí 10.
  • Tìm hiểu trước Bài 3: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 CTST bài 2: phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Địa lí 10 cánh diều, giáo án điện tử Địa lí 10 cánh diều bài 2: phương pháp sử dụng bản đồ, giáo án trình chiếu Địa lí 10 cánh diều bài 2: phương pháp sử dụng bản đồ

 

Bài giảng điện tử Địa lí 10 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay