CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
- Quan sát hình ảnh, em hãy cho biết, khí quyển có mấy tầng? Tầng nào là tầng gần Trái Đất nhất?
- Máy bay thường bay ở tầng nào của khí quyển.
- Các vệ tinh nhân tạo được phóng ra ngoài vũ trụ sẽ nằm ở tầng khí quyển nào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được bao quanh bởi bầu khí quyển?
- Khí quyển gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển.
- Máy bay thường bay ở tầng đối lưu.
- Các vệ tinh nhân tạo được phóng ra ngoài vũ trụ sẽ nằm ở tầng ngoài của khí quyển.
- Nếu không có các tầng khí quyển, Trái Đất sẽ không được bảo vệ trước tác động trực tiếp từ ánh sáng Mặt Trời và các tác nhân gây hại từ ngoài vũ trụ.
BÀI 8: KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khái niệm
- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
1. Khái niệm
Trình bày khái niệm khí quyển.
Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.
- Khí quyển: là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời, có cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển.
- Thành phần không khí trong khí quyển:
- Khí ni-tơ (khoảng 78%)
- Khí oxy (khoảng 21%)
- Khí carbonic, hơi nước và các khí khác (khoảng 1%)
- Vai trò của khí quyển:
- Cung cấp khí oxy và các khí khác cần thiết cho sự sống.
- Bảo vệ sự sống trên Trái Đất (tầng ôzôn ngăn cản tia tử ngoại, ngăn cản sự phá hoại của các thiên thạch).
- Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất - nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển.
- Giúp truyền âm thanh (tầng ion có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên).
- Khuyếch tán ánh sáng, tạo ra hoàng hôn, bình minh, giúp con người nhận biết được màu sắc của mọi vật,…
- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1: Tìm hiểu về phân bố nhiệt độ theo vĩ độ
Nhóm 2: Tìm hiểu về phân bố nhiệt độ theo lục địa và đại dương.
Nhóm 3: Tìm hiểu về phân bố nhiệt độ theo địa hình.
Nhóm 1: Tìm hiểu về phân bố nhiệt độ theo vĩ độ
Dựa vào bảng 8 (mục 1, phần II), trả lời câu hỏi:
- Nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến vĩ độ 70° ở bán cầu Bắc.
- Giải thích vì sao có sự thay đổi đó.
Nhóm 2: Tìm hiểu về phân bố nhiệt độ theo lục địa và đại dương
Dựa vào hình 8.1, thông tin mục 2, phần II và trả lời câu hỏi:
- Nêu sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình 8.1.
- Giải thích vì sao có sự khác biệt về biên đô nhiệt giữa lục địa và đại dương.
Nhóm 3: Tìm hiểu về phân bố nhiệt độ theo địa hình
Dựa vào hình 8.2, thông tin mục 3 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu.
- Cho biết nhiệt độ còn phụ thuộc vào những yếu tố nào của địa hình. Chứng minh.
- Phân bố theo vĩ độ
- Nhiệt trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất có dạng hình cầu
→ Góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.
- Càng về gần cực, biên độ nhiệt càng lớn.
- Phân bố theo lục địa và đại dương
- Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, đại dương thì ngược lại.
→ Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
- Những khu vực gần đại dương, nơi có các dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh chảy qua, nhiệt độ không khí cũng có sự chênh lệch.
- Phân bố theo địa hình
- Ở tầng đối lưu, nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao. Trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6o
- Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi:
- Sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại.
- Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.
LUYỆN TẬP
- Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy A4 để ghi đáp án.
- Sau hiệu lệnh, tất cả học sinh trong lớp đồng loạt giơ đáp án.
- Học sinh nào có đáp án không chính xác sẽ bị loại. Các học sinh trả lời đúng cả 5 câu hỏi sẽ có phần thưởng.
Câu 1. Thành phần không khí chủ yếu trong khí quyển là:
- Khí nitơ
- Khí carbonic
- Khí oxy
- Hơi nước và các chất khí khác
Câu 2. Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất:
- Có dạng hình cầu
- Tự quay quanh trục
- Có lục địa và đại dương
- Quay quanh Mặt Trời
Câu 3. Nhận định nào sau đây là đúng?
- Càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng nhiều.
- Lục địa có biên độ nhiệt nhỏ, đại dương có biên độ nhiệt lớn.
- Ở tầng đối lưu, không khí giảm 0,6°C khi lên cao 100 m.
- Nhiệt độ không phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Câu 4. Ở tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí:
- tăng do không khí càng loãng.
- giảm do không khí càng loãng.
- càng tăng do không khí càng đặc.
- càng giảm do không khí càng đặc.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng?
- Sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt ít hơn.
- Sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt nhiều hơn.
- Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.
- Nhiệt độ phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
VẬN DỤNG
Em hãy tìm thông tin và sưu tầm hình ảnh về những địa điểm có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên thế giới.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập địa lí 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Khí áp và gió.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 CTST bài 8: khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất