Tải giáo án Powerpoint Hóa học 11 CTST Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Tải bài giảng điện tử powerpoint Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Ở lớp 8 các em đã được biết đến khái niệm acid, base. Các em hãy nhắc lại các khái niệm đó. Theo em làm cách nào có thể xác định nồng độ của dung dịch acid, base?

Trong chương trình lớp 8:

  • Acid là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc acid, tan trong nước tạo ion H+
  • Base là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH. Base tan trong nước được gọi là kiềm, tạo ion OH-

BÀI 2. CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

NỘI DUNG BÀI HỌC

SỰ ĐIỆN LI, CHẤT ĐIỆN LI, CHẤT KHÔNG ĐIỆN LI

THUYẾT BRONSTED – LOWRY VỀ ACID – BASE

KHÁI NIỆM pH, CHẤT CHỈ THỊ ACID – BASE

CHUẨN ĐỘ ACID – BASE

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA ION Al3+, Fe3+ VÀ CO32

  1. SỰ ĐIỆN LI, CHẤT ĐIỆN LI, CHẤT KHÔNG ĐIỆN LI

Hiện tượng điện li

Quan sát thí nghiệm khảo sát tính dẫn điện của nước cất và một số dung dịch (Hình 2.1 SGK tr.12)

Thảo luận và trả lời câu hỏi hoạt động 1 (SGK tr.12)

Quan sát hình 2.1 nhận xét hiện tượng xảy ra khi thực hiện thí nghiệm. So sánh tính dẫn điện của nước cất và các dung dịch.

Bóng đèn ở cốc đựng dung dịch Sodium Chloride (c) sáng

Bóng đèn ở cốc chứa nước cất (a) và bình chứa dung dịch saccharose (b) không sáng

Dung dịch sodium chloride dẫn điện.

Nước cất và dung dịch saccharose không dẫn điện.

Quan sát video mô phỏng quá trình hoà tan NaCl vào nước và hình 2.2

Hãy cho biết nguyên nhân vì sao dung dịch NaCl có tính dẫn điện?

Do NaCl trong dung dịch phân li thành các ion Na+ và Cl- là các phần tử mang điện điện nên dung dịch NaCl có tính dẫn điện.

Kết luậnQuá trình phân li các chất trong nước tạo thành các ion được gọi là sự điện li.

Sự phân loại các chất điện li

Cho các phản ứng sau đây:

HCl → H+  + Cl -                            (1)

CH3COOH ⇋ CH3COO-  + H+      (2)

Quan sát hình 2.3, kết hợp 2 phản ứng trên và trả lời câu hỏi 3 (SGK tr.13)?

Quan sát hình 2.3, nhận xét về độ sáng của bóng đèn ở các thí nghiệm. Biết rằng nồng độ mol của các dung dịch bằng nhau, cho biết dung dịch nào dẫn điện mạnh, dẫn điện yếu và không dẫn điện.

Bóng đèn ở bình chứa dung dịch hydrochloric acid (a) sáng nhất

Dẫn điện mạnh

Bóng đèn ở bình chứa dung dịch acetic acid (b) sáng mờ

Dẫn điện yếu

Bóng đèn ở bình chứa dung dịch glucose (c) không sáng

Không dẫn điện

Phản ứng (1) là phản ứng 1 chiều

Phản ứng (2) là phản ứng thuận nghịch

Thảo luận nhóm trả lời CH thảo luận 4,5 (SGK tr.13,14):

  1. Từ phương trình (1) và (2) nhận xét mức độ phân li của HCl và CH3COOH trong nước
  2. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch NaOH hoặc CH3COONa vào dung dịch CH3COOH thì cân bằng (7) chuyển dịch theo chiều nào?

HCl → H+  + Cl -                            (1)

CH3COOH ⇋ CH3COO-  + H+      (2)

HCl: phân li hoàn toàn trong nước theo phương trình điện li (1)

CH3COOH: phân li không hoàn toàn trong nước theo phương trình điện li (2)

Nếu nhỏ thêm vào dung dịch CH3COOH vài giọt dung dịch NaOH thì cân bằng (2) sẽ chuyển dịch theo chiều thuận (chiều tạo H+ và CH3COO-).

Nếu nhỏ vào dung dịch CH3COOH vài giọt dung dịch CH3COONa thì cân bằng (2) sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.

Kết luận

  • Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
  • Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch.
  • Chất không điện li là chất khi hoà tan vào trong nước, các phân tử không phân li ra ion.

II THUYẾT BRONSTED – LOWRY VỀ ACID – BASE

 

 

Tìm kiếm google:

Bài giảng điện tử Hóa học 11 CTST, Tải giáo án Powerpoint Hóa học 11 Chân trời Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước, Tải giáo án Powerpoint Hóa học 11 chân trời sáng tạo Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Xem thêm các môn học

Bài giảng điện tử Hóa học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com