Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 CTST Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật (P2)

Tải bài giảng điện tử powerpoint Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật (P2). Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

NỘI DUNG BÀI HỌC

Vai trò của trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật.

Dinh dưỡng nitrogen ở thực vật

Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng khoáng ở thực vật.

Ứng dụng thực tiễn của trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT.

HOẠT DỘNG NHÓM

Nhóm 1

  • Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng
  • “Từ thông tin ở bảng 2.2, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của ánh sáng LED đến sự hấp thụ khoáng của cây xà lách”

Nhóm 2

  • Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm
  • Trả lời câu hỏi 11 SGK trang 19

Nhóm 3

  • Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ
  • Trả lời câu hỏi 12 SGK trang 19.

Nhóm 4

  • Tìm hiểu ảnh hưởng tính chất của đất
  • “Tính chất của đất có ảnh hưởng như thế nào đến hấp thu nước và khoáng ở rễ?”
  1. ÁNH SÁNG
  • Ảnh hưởng: đóng, mở khí khổng, tăng tốc độ thoát hơi nước, tăng cường quang hợp và hô hấp => giải phóng năng lượng.

→ Tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân.

  • Cơ sở khoa học: quá trình quang hợp và trao đổi nước ở cây.
  • Ứng dụng: trồng cây theo hàng, tỉa cây, tỉa cành, chọn khu vực trồng

Bảng 2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến sự hấp thụ khoáng của cây xà lách (Lactuca sativa L.)

Tia sáng

Hàm lượng khoáng hấp thụ

(mg/kg)

N

P

K

Ca

Mg

Đỏ

673

68

0,32

29,9

119

Xanh dương

649

56

0,38

18,1

173

Đỏ + Xanh dương

242

38

0,37

38,7

173

  1. ĐỘ ẨM
  • Ảnh hưởng:
    • Độ ẩm đất: tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng ở hệ rễ.
    • Độ ẩm không khí: ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động trao đổi nước và khoáng thông qua quá trình thoát hơi nước.
  • Cơ sở khoa học: quá trình hô hấp, sự sinh trưởng của hệ rễ và sự thoát hơi nước.
  • Ứng dụng: tưới tiêu hợp lý.

Câu hỏi 11 (SGK – tr19): 

Từ thông tin ở Bảng 2.3, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cường độ thoát hơi nước của cây nha đam.

Bảng 2.3. Ảnh hưởng của độ ẩm đến cường độ thoát hơi nước của cây nha đam (Aloe vera L.) sau 9 ngày xử lí hạn 

Thời điểm

Độ ẩm đất

(%)

Cường độ thoát hơi nước

(g/dm2/giờ)

Ngày thứ 1

16,067

0,095

Ngày thứ 9

1,307

0,033

TRẢ LỜI

  • Khi đất giảm ở mức khô hạn thì cường độ thoát hơi nước cũng giảm.
  • Giải thích: hàm lượng nước tự do trong đáy cao giúp hòa tan nhiều ion khoáng, do đó, dễ dàng hấp thụ theo dòng nước vào rễ, nhưng nếu lượng nước trong đáy tăng quá mức gây ngập úng. Ngược lại độ ẩm của đất quá thấp sẽ gây khô hạn, sẽ cây không hút đủ nước, giảm thoát hơi nước.
  1. NHIỆT ĐỘ
  • Ảnh hưởng:
    • Nhiệt độ giảm => Hô hấp và khả năng hấp thụ khoáng của rễ giảm.
    • Nhiệt độ tăng quá cao => Lông hút bị tổn thương hoặc chết.
    • Nhiệt độ được đảm bảo => tăng tốc độ hấp thụ khoáng.
  • Cơ sở khoa học: Nhiệt độ ảnh hưởng trực đến quá trình trao đổi chất, độ nhớt và tính thấm của chất nguyên sinh và sự thoát hơi nước.
  • Ứng dụng:
    • Khi nhiệt độ thấp: ủ gốc bằng rơm, rạ, bao tải gai…
    • Trong phương pháp trồng cây thủy canh: sử dụng vật liệu cách nhiệt để bọc hoặc làm ống trồng cây.

Câu hỏi 12 (SGK – tr19): Nhiệt độ môi trường đất, nhiệt độ của không khí ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật?

Nhiệt độ môi trường đất

Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt và tính thấm của chất nguyên sinh giảm nên tốc độ khuếch tán các chất khoáng chậm đi.

Nếu nhiệt độ tăng quá cao, hệ rễ bị tổn thương, tốc độ hút giảm, cây sẽ chết.

Nhiệt độ của không khí

Nhiệt độ tăng, thoát hơi nước mạnh, tăng hút nước và khoáng

Nhiệt độ tăng quá cao, khí khổng đóng lại, giảm thoát hơi nước

Nhiệt độ thấp, thoát hơi nước chậm, giảm động lực kéo của dòng nước đi lên trong mạch dẫn

  1. TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT
  • Ảnh hưởng:
    • Độ thoáng khí làm tăng hàm lượng O2 giúp rễ hô hấp tốt
    • Nồng độ dung dịch đất phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hấp thụ.
    • Độ pH thích hợp giúp cây hấp thụ tốt hơn.
  • Cơ sở khoa học: tính chất của đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thẩm thấu và hút nước, khoáng của rễ cây.
  • Ứng dụng:
    • Làm đất tơi xốp…
    • Bón vôi để điều chỉnh pH cho đất chua phèn,..

KẾT LUẬN

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 CTST Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Sinh học 11 CTST, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 Chân trời Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở

Bài giảng điện tử Sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay