Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 CTST: Ôn tập Chương 3

Tải bài giảng điện tử powerpoint Sinh học 11 Chân trời sáng tạo : Ôn tập Chương 3. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Nêu các loại mô phân sinh ở thực vật

Đáp án

Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh bên

Mô phân sinh lóng

Câu 2: Liệt kê các hormone kích thích thực vật?

Đáp án

Auxin

Gibberellin

Cytokinin

Câu 3: Nêu các giai đoạn phát triển ở người

Đáp án

  • Giai đoạn trước sinh: Hợp tử → phôi → thai nhi
  • Giai đoạn sau sinh: Sơ sinh → trẻ em → vị thành niên → trưởng thành

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hệ thống hoá kiến thức

Bài tập

  1. Hệ thống hoá kiến thức

Thuyết trình

Nhóm 1: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Nhóm 2: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Nhóm 3: Sinh trưởng và phát triển ở động vật 

  1. Bài tập

Câu 1: Hãy cho biết các loài động vật trong Hình 1 có kiểu phát triển gì? Dựa vào đâu để nhận biết kiểu phát triển đó?

Đáp án

  • Hình (a): Phát triển qua biến thái không hoàn toàn, do ấu trùng có hình thái gần giống con trưởng thành nhưng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
  • Hình (b): Phát triển không qua biến thái, do con non nở ra từ trứng hoặc mới sinh có đặc điểm hình thái, cốu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.
  • Hình (c): Phát triển qua biến thái hoàn toàn, do ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.

Câu 2: Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp để ngăn không cho cây mía ra hoa. Hãy cho biết:

a, Việc ức chế sự ra hoa ở cây mía có tác dụng gì?

b, Có thể dùng biện pháp nào để ức chế cây mía ra hoa?

Đáp án

  1. Việc ức chế sự ra hoa của cây mía có tác dụng tập trung nước và chất dinh dưỡng để cung cấp cho sự sinh trưởng của thân → thân tích trữ hàm lượng đường cao → nâng cao năng suất.
  2. Có thể tăng thời gian chiếu sáng cho cây mía. Cây mía thuộc cây ngày ngắn, ở vùng ôn đới, để hạn chế ra hoa có thể dùng biện pháp thắp đèn điện hoặc bắn pháo sáng vào ban đêm.

Câu 3:  Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi:

       Hoa cúc là một trong những loài hoa được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, màu sắc đa dạng, bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Hoa cúc trồng được quanh năm, nếu muốn có hoa để bán vào dịp Tết Dương lịch (tháng 12 và tháng 1), người ta phải trồng hoa vào vụ Thu Đông (tháng 8 và 9). Hoa cúc nở vào mùa thu. Do đó, người ta đã sử dụng ánh sáng để làm chậm sự ra hoa của cúc: Dùng bóng đèn loại 100W treo cách ngọn cây khoảng 50-60cm (với mật độ 1 bóng/10m2). Hằng ngày, chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, liên tục trong khoảng một tháng sẽ làm cho cây không phân hóa mầm hoa và không nở sớm.

a, Người ta đã ứng dụng nhân tố nào để chi phối sự ra hoa của cây

b, Dựa trên cơ sở khoa học nào mà người ta có thể làm chậm quá trình ra hoa ở cây cúc?

Câu 4: Ngoài tác động kích thích quá trình chuyển hóa, hormone thyroxine (có thành phần chính gồm iodine và amino acid tyrosine) còn có tác dụng gây biến thái ở các loài lưỡng cư. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong các trường hợp sau đây. Giải thích:

a, Cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc

b, Nuôi nòng nọc trong môi trường có chứa iodine

c, Nòng nọc được cho ăn các mảnh mô của tuyến giáp

Đáp án

  1. a) Cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc: hormone thyroxine không được tạo ra → nòng nọc không biến thái thành ếch.
  2. b) Nuôi nòng nọc trong môi trường có chứa iodine: iodine được cung cấp cho nòng nọc để sản sinh hormone thyroxine → hormone này kích thích quá trình biến thái → nòng nọc biến thái sớm hơn bình thường thành ếch bé.
  3. Nòng nọc được cho ăn các mảnh mồ của tuyến giáp: hàm lượng hormone thyroxine trong máu tăng cao hơn so với bình thường → kích thích quá trình biến thái diễn ra nhanh → nòng nọc biến thái sớm hơn bình thường thành ếch bé xíu.

Câu 5: Vải thiều là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 21-25oC, nhiệt độ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa ở vải là 11-14oC.

a, Tại Việt Nam, vì sao vải thiều được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc?

b, Một người nông dân đang mong muốn đem giống cây vải thiều vào trồng ở miền Nam nhằm tăng sản lượng vải thiều ở nước ta. Theo em, việc này có khả thi không? Vì sao?

Đáp án

  1. a) Cây vải thiều sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 21-25°C, nhiệt độ thuận lợi cho sự phân hoá mầm hoa ở cây vải là 11-14°C → khí hậu ở miền Bắc nước ta phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa ở cây vải thiều.
  2. b) Việc đem giống cây vải thiều vào trồng ở miền Nam là không khả thi vì nhiệt độ ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc → không thuận lợi cho sự ra hoa của cây vải thiều.

Bài 6: Ở trẻ em, nhiều trường hợp cơ thể có sự thay đổi thành người trưởng thành sớm hơn bình thường (trước 9 tuổi ở nam và trước 8 tuổi ở nữ).

a, Hiện tượng này được gọi là gì?

b, Cho biết nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh hiện tượng này

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 CTST: Ôn tập Chương 3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Sinh học 11 CTST, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 Chân trời : Ôn tập Chương 3, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 chân trời sáng tạo : Ôn tập Chương 3

Bài giảng điện tử Sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay