Tải giáo án Powerpoint Tin học 10 KNTT bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Tin học 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

XIN CHÀO CÁC EM HỌC SINH! CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Hãy kể tên một số dạng thông tin mà em biết và cho ví dụ minh họa.

BÀI 3: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU VĂN BẢN

NỘI DUNG BÀI HỌC

Phân loại và biểu diễn thông tin trong máy tính

Biểu diễn dữ liệu văn bản

  • Bảng mã ASCII
  • Bảng mã Unicode và tiếng Việt trong Unicode
  • Số hóa văn bản
  1. PHÂN LOẠI VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH

Hoạt động 1: Phân loại thông tin

Thảo luận nhóm 4, quan sát hình 3.1 trang 16 và thực hiện các yêu cầu:

Trên thẻ căn cước công dân trong Hình 3.1 có những thông tin gì?

 Hãy chia những thông tin đó thành các nhóm.

  • Ví dụ: Nhóm các thông tin có thể tách ghép được hay so sánh được để tìm kiếm và nhóm các thông tin có thể thực hiện được với các phép tính số học.

Các thông tin trên CCCD:

Ảnh

Họ và tên

Giới tính

Quốc tịch

Quê quán

  • Nơi cư trú
  • Ngày sinh
  • Thời gian hết hạn
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Số căn cước công dân.

Các thông tin trên được chia thành ba nhóm:

  • Dữ liệu dạng số
  • Dữ liệu dạng văn bản
  • Dữ liệu hình ảnh

Quan sát sơ đồ Hình 3.2. Hãy phân biệt các dạng dữ liệu và lấy thêm ví dụ về các loại dữ liệu.

Phân biệt các dạng dữ liệu

DỮ LIỆU DẠNG VĂN BẢN

Có nhiều loại:

  • Kiểu kí tự có thể làm việc với các phép toán như sắp xếp hay so sánh theo thứ tự trong bảng kí tự;
  • Các xâu kí tự - là một chuỗi các kí tự có thể được xử lí bằng các phép toán so sánh, sắp xếp, cắt, ghép...

DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN

Bao gồm một số loại như âm thanh, hình ảnh, video.

     DỮ LIỆU LOGIC

  • Thể hiện các trạng thái đúng sai;
  • Được dùng để mô tả các điều kiện thực hiện của các câu lệnh trong phần mềm.

Câu hỏi và bài tập củng cố 1:

Theo em số CCCD có kiểu số hay kiểu văn bản?

Trả lời

Thực tế số căn cước công dân là một dãy chữ số, tuy nhiên đó là mã ghép.

dụ:

  • Ba chữ số đầu là mã tỉnh thành
  • Chữ số tiếp theo là mã gộp thế kỉ của ngày sinh và giới tính
  • Hai chữ số tiếp theo là năm sinh,
  • 6 chữ số còn lại cấp tuần tự khi công dân đến làm căn cước công dân.
  • Bản chất của căn cước công dân là dữ liệu văn bản.

Câu hỏi và bài tập củng cố 2:

Kiểu số thực thường dùng để biểu diễn các số có phần thập phân (phần lẻ). Em hãy cho ví dụ một loại hồ sơ có dữ liệu kiểu số thực.

Trả lời

Một vài loại hồ sơ có dùng đến số có phần thập phân, tương ứng với kiểu số thực: điểm trung bình học bạ của học sinh hay hệ số lương của cán bộ, viên chức.

Kết luận

Biểu diễn thông tin trong máy tính là cách mã hóa thông tin.

Các kiểu dữ liệu thường gặp là văn bản, số, hình ảnh, âm thanh và logic.

Việc phân loại dữ liệu để có cách biểu diễn phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lí thông tin trong máy tính.

  1. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU VĂN BẢN

“Nhắc lại kiểu văn bản bao gồm những loại nào?”

- Kiểu văn bản có ba loại:

  • Kiểu kí tự
  • Kiểu xâu kí tự
  • Kiểu tệp văn bản.

- Cơ sở của cả ba loại này là kí tự.

Hoạt động 2. Bảng chữ cái tiếng Anh và bảng chữ cái tiếng Việt

Cả lớp chia thành 4 nhóm, đọc thông tin SGK trang 17, 18 và thực hiện nhiệm vụ:

 

Nhóm 1 + 3

Tìm hiểu bảng mã ASCII.

Nhóm 2 + 4

Tìm hiểu bảng mã Unicode và tiếng Việt trong Unicode.

  1. Bảng mã ASCII
  2. ASCII là bảng mã chuẩn để trao đổi thông tin của Mỹ quy định biểu diễn nhị phân các kí tự, ban đầu là 7 bit (128 kí tự), sau đó được mở rộng thành 8 bit (256 kí tự).

- Các quốc gia có thể sử dụng phần mở rộng cho bộ kí tự của mình.

  1. Bảng mã Unicode và tiếng Việt trong Unicode
  • Bảng mã chung cho tất cả các quốc gia, dùng từ 1 đến 4 byte để mã hóa các kí tự.
  • Nếu một “chữ” đã được một quốc gia định nghĩa trong bảng mã Unicode mà các quốc gia khác cũng có chữ đó thì dùng lại mã đã có, không tạo ra mã mới.
  • UTF-8 (một định dạng chuyển đổi Unicode) được dùng phổ biến trong web, mail và các ứng dụng khác.
  • Đủ chỗ cho các kí tự của mỗi quốc gia.
  • Tránh tình trạng mất nhất quán, một “mặt chữ” có nhiều mã khác nhau.
  • Các ứng dụng đa ngữ, trên cùng một ứng dụng, nhiều ngôn ngữ khác nhau được thể hiện đồng thời.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Tin học 10 KNTT bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Tin học 10 Kết nối, giáo án điện tử Tin học 10 KNTT bài 3: Một số kiểu dữ liệu và, giáo án trình chiếu Tin học 10 kết nối bài 3: Một số kiểu dữ liệu và

 

Bài giảng điện tử Tin học 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay