Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Vật lí 10 bộ sách Cánh diều bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng (3 tiết). Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HS xem video va chạm ô tô:
https://www.youtube.com/watch?v=9HULlvpBm7g
sau đó đặt vấn đề như phần mở đầu trong SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời:
Sự va chạm giữa các ô tô khi tham gia giao thông, có thể ảnh hưởng lớn đến trạng thái của xe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người ngồi trong xe. Để nâng cao độ an toàn của ô tô, giảm hậu quả của lực tác dụng lên người lái, cần phải hiểu điều gì sẽ xảy ra với ô tô bị va chạm khi đang chuyển động. Những đặc điểm nào của ô tô ảnh hưởng đến hậu quả va chạm?
Trả lời:
Những đặc điểm về khối lượng, vận tốc, hình dáng, chất lượng, chất liệu của ô tô sẽ ảnh hưởng đến hậu quả va chạm:
+ Khối lượng ô tô lớn, mức quán tính lớn sẽ khó thay đổi hướng cung như vận tốc khi gặp va chạm.
+ Ô tô chuyển động với tốc độ cao, khi gặp sự cố bất ngờ sẽ khó hãm phanh.
+ Khung xe được hàn cứng khi gặp sự cố va chạm sẽ phần nào bảo vệ được người ngồi trong xe.
+ Xe cũ, chất lượng xe kém khi gặp va chạm sẽ gây ra hậu quả lớn cho cả xe và người ngồi trong xe.
Những yếu tố trên dẫn đến khi va chạm, ô tô có thể bị biến dạng mạnh và gây ra thương vong về người.
III. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng.
III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC
GV đưa ra 2 trường hợp, HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm để nghiên cứu:
TH1: Lần lượt thả cùng 1 viên bi va chạm vào đất nặn với các tốc độ khác nhau.
TH2: Lần lượt thả các viên bi có cùng kích thước nhưng khối lượng khác nhau va chạm vào đất nặn với cùng tốc độ.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Em hãy cho biết kết quả của 2 trường hợp trên về độ lún của viên bi trên đất nặn?
Trả lời:
TH1: Tốc độ của viên bi càng lớn thì viên bi càng lún sâu vào cục đất nặn.
TH2: Với các viên bi cùng kích thước, viên bi nào có khối lượng càng lớn thì càng lún sâu vào đất nặn.
HS trao đổi thảo luận hoàn thành CH1: Hãy đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ tốc độ và khối lượng của vật khi va chạm càng lớn thì hậu quả do va chạm càng lớn:
Kết quả:
- HS đề xuất phương án và thực hành thí nghiệm từ dụng cụ GV chuẩn bị sẵn :
+ Ba viên bi A, B, C (chọn bi B nặng hơn A và C)
+ Máng trượt (có thể dùng ống nhựa cắt dọc)
+ Một vài vật (hộp giấy, quyển sách) để tạo độ dốc cho máng trượt.
Đặt viên bi C ngay dưới chân máng trượt
+ TH1: Lần lượt thả hai viên bi A và B (bi B nặng hơn bi A) chuyển động trên máng trượt. Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của bi C sau va chạm với mỗi lần thả.
+ TH2: Thay đổi độ dốc (nâng lên hoặc hạ xuống) mục đích để thay đổi vận tốc cho viên bi được thả, lần này làm thí nghiệm chỉ thả viên bi A, thả 2 – 3 lần và đo quãng đường viên bi C đi được, ghi lại kết quả đó.
Kết quả:
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Vật lí 10 cánh diều, giáo án điện tử Vật lí 10 cánh diều bài 1: Động lượng và định luật bảo, giáo án trình chiếu Vật lí 10 cánh diều bài 1: Động lượng và định luật bảo