[toc:ul]
- Người lao động được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật, công nghệ đã tăng về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu lao động.
- Với chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, nên số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ngày càng nhiều. Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng lớn.
- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đã tạo ra một làn sóng mới với sự ra đời của các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam, thúc đẩy sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới liên quan đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin.
- Mỗi một nghề cụ thể, một vị trí việc làm cụ thể sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau như yêu cầu về vị trí việc làm, chuyên môn kĩ thuật, công nghệ và các kĩ năng; yêu cầu về ngoại ngữ; yêu cầu về trình độ công nghệ thông tin; yêu cầu về tính năng động, sáng tạo, yêu cầu về kinh nghiệm nghề nghiệp,...
- Đối với vị trí kĩ sư cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng.
+ Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.
+ Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo.
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Đối với vị trí công nhân kĩ thuật cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng.
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Những thông tin chính về thị trường lao động kỹ thuật, công nghệ gồm:
+ Số lượng lao động có đào tạo về chuyên môn kĩ thuật tăng
Quý 2 năm 2020
Sơ cấp:2,45 triệu người
Trung cấp: 2,22 triệu người
Cao đẳng: 1,95 triệu người
Đại học trở lên: 5,89 triệu người
Quý 1 năm 2021:
Sơ cấp: 3,15 triệu người
Trung cấp: 2,18 triệu người
Cao đẳng:1,86 triệu người
Đại học trở lên:6,06 triệu người
+ Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng. (năm 2020 tăng gần 29 000 triệu USD)
+ Các ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều, hướng chủ yếu vào các lao động đã được đào tạo chuyên môn kĩ thuật, công nghệ (công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản, sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hoà,…)
Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cần:
- Xem xét triển vọng của nghề đó.
- Xem xét các yêu cầu của thị trường đối với nghề đó.
- Xem xét năng lực của bản thân kết quả học tập ở các môn Toán, Vật lí, Công nghệ, Tin học.
- Xác định vị trí việc làm phù hợp với khả năng trong tương lai nhu công nhân, kỹ thuật viên, kĩ sư, quản là sản xuất,..