Ôn tập kiến thức công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp

Ôn tập kiến thức Công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ NHẤT

- Cuộc CMCN lần thứ nhất là cuộc cách mạng về sức kéo, hay còn là cuộc cách mạng máy hơi nước. Máy hơi nước chính là dấu mốc quan trọng làm thay đổi hoàn toàn phương thức sản xuất, cũng như quy mô sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển khắp các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật,...

- Vai trò: Tăng năng suất lao động, tăng sản lượng hàng hoá, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và đô thị hoá, chuyển phương thức sản xuất từ lao động thủ công sang sản xuất cơ khí.

- Đặc điểm: Chỉ diễn ra ở một số nước trên thế giới, mở đầu từ nước Anh, sau đó lan sang các nước phát triển khác như Mỹ và các nước châu Âu.

- Cuộc cách mạng này được coi là xảy ra đầu tiên ở Anh vì Anh là nước tư bản phát triển nhất thời kì này.

2. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ HAI

+ Nội dung: Sự thay đổi sản xuất từ đơn lẻ, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện.

+ Các thành tựu nổi bật: Sản xuất, truyền tải điện năng đi xa cùng với sự phát triển của động cơ điện giúp cho quá trình điện khí hoá trong sản xuất được nhanh chóng; công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn; nhiều kĩ thuật, công nghệ mới được đưa vào trong sản xuất công nghiệp thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển.

+ Cuộc cách mạng này đem lại sự thay đổi phương thức sản xuất, từ sản xuất nhỏ, đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt theo dây chuyền có quy mô lớn, làm tăng năng suất và sản lượng hàng hoá cao.

- Do sản xuất theo một trình tự hợp lí, liên tục, chuyên môn hoá trong từng công đoạn nên rút ngắn thời gian sản xuất.

+ Vai trò: Năng lượng điện có vai trò quan trọng trong sản xuất dây chuyền; các phát minh, sáng chế động cơ điện, động cơ đốt trong, thiết bị điện tử cùng với công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, giao thông,... đã thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác.

+ Đặc điểm: Quy mô và sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng đã lan toả tới nhiều quốc gia, khu vực và trên thế giới; sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất ngày càng chặt chẽ, đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

3. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ BA

+ Cuộc CMCN lần thứ ba còn được gọi là cách mạng về tự động hoá với sự xuất hiện của máy tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông Internet.

+ Các máy tự động điều khiển số, robot công nghiệp được đưa vào trong dây chuyền sản xuất tự động, giúp cho người lao động không tham gia trực tiếp vào các công việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại.

+ Vai trò: Nền sản xuất tự động với các công nghệ hiện đại đã làm tăng năng suất lao động, sản lượng hàng hoá, đồng thời giúp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; khoa học, kĩ thuật cùng với sản xuất phát triển mạnh đã tác động tích cực tới mọi mặt của thế giới, từ kinh tế đến giáo dục, y tế, môi trường, xã hội. Đời sống con người được nâng lên rõ rệt.

+ Đặc điểm: Quy mô và sự ảnh hưởng của cuộc CMCN lần thứ ba mang tính toàn cầu, tạo điều kiện cho các nước chậm phát triển có điều kiện và cơ hội phát triển sản xuất và đời sống.

+ Dây chuyền sản xuất tự động làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và chất lượng hàng hoá, làm giảm giá thành và giải phóng người lao động ra khỏi các công việc nặng nhọc.

+ Mặt trái của cuộc cách mạng này là làm tăng thất nghiệp, gây tác động xấu đến môi trường.

4. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

+ Cuộc CMCN lần thứ tư là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh làm tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. 

+ Nền tảng của cuộc CMCN này là những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano với sự đột phá về công nghệ số.

+ Vai trò: Các hệ thống sản xuất thông minh tối ưu hoá quá trình sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả. Công nghệ tự động hoá thông minh đã và sẽ được sử dụng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông, giáo dục, y tế, ngân hàng, an ninh – quốc phòng, vui chơi giải trí,... nâng cao chất lượng sống của con người và xã hội. 

+ Đặc điểm: Cuộc cách mạng xảy ra trên phạm vi toàn cầu làm thay đổi toàn bộ các hệ thống quản lí, quản trị, dịch vụ, nghỉ ngơi giải trí của con người.

+ Hệ thống máy tính với tốc độ xử lí thông tin rất cao làm biến đổi nhanh nền công nghiệp, dịch vụ ở mọi quốc gia. Tốc độ xử lí thông tin cao là cơ sở quan trọng để tạo ra các hệ thống điều khiển thông minh, bộ não của mọi hệ thống kĩ thuật.

Tìm kiếm google: bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp, Ôn tập kiến thức công nghệ thiết kế 10 bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp, Ôn tập kiến thức công nghệ thiết kế 10 cánh diều

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net