Ôn tập kiến thức công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 7: Một số loại phân bón thường dùng dùng trong trồng trọt

Ôn tập kiến thức Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 7: Một số loại phân bón thường dùng dùng trong trồng trọt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. KHÁI NIỆM PHÂN BÓN

- Khái niệm: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng xuất,chất lượng cho cây trồng.

- Chức năng: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cải tạo đất.

- Các loại phân bón thường dùng: Phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật…

2. VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT

- Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

- Cải thiện tính chất của đất trống; làm tăng độ phi nhiêu, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, thoát nước;

- Khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất.

- Cải thiện hệ vi sinh vật cỏ lợi, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong đất, bảo vệ đất trống.

3. ĐẶC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN

3.1. PHÂN BÓN HÓA HỌC

- Khái niệm: Phân hóa học là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, gồm có phân đơn lượng (urê, kali..) và phân đa lương (hổn hợp NP; NPK; NPKS….)

- Đặc điểm: 

+ Tỉ lệ hàm lượng của các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau tùy từng loại phân

+ Có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại phân bón khác

+ Dễ hòa tan (trừ phân lân)

+ Bón phân N,K liên tục nhiều năm làm đất thoái hóa.

- Biện pháp sử dụng:

+ Phân dễ tan ( phân N,K) dùng để bón thúc là chính, hoặc bón lót với lượng nhỏ.

+ Phân khó tan( Phân lân) dùng để bón lót.

+ Phân tổng hợp: NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc.

+ Khi bón cần tính toán lượng phân bón hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cây và tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng.

+ Bón phân N, K liên tục nhiều năm cần bón vôi để cải tạo đất.

3.2 PHÂN BÓN HỮU CƠ

- Khái niệm: là tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.

- Đặc điểm:

+ Phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, giàu mùn.

+ Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng của phân không ổn định.

+ Có cải tạo đất nhưng hiệu quả chậm.

+ Bón nhiều năm không làm hại đất.

- Biện pháp sử dụng:Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính (cần ủ hoai mục).

3.3 PHÂN BÓN VI SINH VẬT

- Khái niệm: Phân bón vi sinh vật là loại phân bón có chứa VSV sống  như phân VSV cố định đạm, chuyể hóa lân, phân giải chất hữu cơ….

- Đặc điểm:

+ Chứa nhiều VSV sống, chứa đa dạng các nguyên tos dinh dưỡng: P2O5, Ca, Mg, S…

+ Thời gian sử dụng ngắn do khả năng sống và thờ gian tồn tại của VSV (sử dụng) phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh tác động

+ Có tác dụng cải tạo đất, ngăn ngừa sâu bệnh hại trong đất.

- Biện pháp sử dụng: Chủ yếu là bón lót; rải xung quanh gốc cây hoặc trộn vào đất trước khi trồng.

4. BẢO QUẢN PHÂN BÓN

- Phân hóa học: 

+ Để nơi cao ráo, thoáng mát không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng.

+ Cần bảo quản kín, hạn chế tối đa phân tiếp xúc với không khí.

+ Không bảo quản trong các dụng cụ bằng kim loại, để gần lửa và tránh ánh nắng trực tiếp.

+ Phân dạng viên dạng nén không nên chồng nhiều bao phân lên nhau để tránh làm vỡ phân.

- Phân hữu cơ: Cần che phủ kín.

- Phân vi sinh vật: Cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 300 và không nên bảo quản quá 6 Tháng kể từ ngày sản xuất

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 7: Một số loại phân bón thường dùng dùng trong trồng trọt, Ôn tập kiến thức công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net